1961 - USS Core Carrier in Saigon River - Rạch Ông Cậy bên Thủ Thiêm, Saigon và Bến đò Thủ Thiêm nằm gần bên Cầu Ông Cậy.
___________________________________
Trong bản đồ Saigon 1961 và 1968 ở trên, ta có thể thấy “Rạch Ông Cậy”
bên Thủ Thiêm bị viết sai thành Rạch Ông Cai, ở góc dưới bên trái của
bức không ảnh gốc trên có nhiều chi tiết đáng quan tâm sau này như "Cầu
Ông Cậy, bến đò Thủ Thiêm, trường Nữ Trung học Thánh Anna (trường tiểu
học Thủ Thiêm sau 75 nầy)
Cầu Ông Cậy,
một cây cầu nổi tiếng cho những cặp đôi hò hẹn ngắm cảnh sông truớc 75 .
. . và ngày nay là địa điểm được nhiều dân chụp ảnh lưu ý đến, tuy cầu
không rộng lớn nhưng đứng trên cây cầu này bạn có thể ngắm toàn cảnh tòa
nhà 68 tầng cao nhất và hướng trung tâm quận 1 và Quận 4 từ bên kia
sông Sài Gòn, từ hướng tấm ảnh năm 2018 nhìn của hình, đi thẳng qua bên
kia cầu và băng qua bồn hoa công viên, sẽ tới bãi đất ven sông trước kia
cũng là nơi hẹn hò lý tưởng, tuy nhiên bãi đất ven sông sau này bị các
hàng quán lấn chiếm và bày bàn ghế thu phí nên rất bát nháo, ồn ào.
Cầu cũng gắng liền với xóm Cây Bàng & Bến đò Cây Bàng một thời hào hùng ... Nay còn đâu ???
Xin hết
Tài liệu Thủ Thiêm cho ai thích nghiên cứu : https://www.flickr.com/…/72157661681036058/with/32656311580/
Xem bản đồ gốc kích thước lớn tại đây : nla.gov.au/nla.obj-234149245/view#
===============
Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
Quê Hương của một thời Chinh Chiến ---- Sống trên dĩ vãng là tự hoang phế, sống không dĩ vãng là tự bần cùng.
Friday, May 4, 2018
Tuesday, March 20, 2018
Dân Chơi "Cầu Ba Cẳng" - Blog Saigon Xưa
Tại sao người dân “Sài Gòn – Chợ Lớn” xưa có thời gian gọi là Dân
Chơi “Cầu Ba Cẳng”, giai thoại về một Dân chơi Cầu Ba cẳng xưa : Mã Ban.
__________________________
Trước năm 1975, cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng (gần chợ Kim Biên ) vừa có máu du đãng vừa ăn chơi theo kiểu tài tử, hào hoa. Dân chơi cầu Ba Cẳng còn hay tỏ ra điệu nghệ hào phóng đúng điệu “anh Hai Sài Gòn” với mọi người. Và đám dân chơi cầu Ba Cẳng đồng lòng “tôn” Mã Ban làm đàn anh với tất cả sự tôn kính, một A xẩm Tiều nán (người Triều Châu) ở gần chợ Lớn mới (chợ Bình Tây, quận 6-TP.HCM ngày nay) góa bụa giữa lúc nửa chừng xuân. A xẩm đi nấu ăn cho nhà giàu kiếm tiền nuôi đứa con trai lớn tên Mã Ban ăn học. Thiếu niên Mã Ban học tiểu học rồi trung học dành cho học sinh người Hoa ở Chợ Lớn.
==>
Tuy nhiên, thay vì học hành chăm chỉ thì Mã Ban lại lao vào ăn chơi hoang đàng khiến cho người mẹ nghèo rất buồn khổ. Thương mẹ, sau này Mã Ban quyết định tự lập kiếm tiền để ăn chơi, thời đó, các tiệm buôn, nhà hàng, tiệm nước, quán ăn của người Hoa ở Chợ Lớn thường bị cao bồi du đãng quấy nhiễu. Cả đám du đãng hùng hổ kéo vào tiệm giải khát, ra oai la lối nạt nộ gọi cà phê, hủ tiếu. Hầu sáng (chạy bàn) thấy vẻ mặt nhóm du đãng nên khiếp sợ khúm núm, run rẩy dạ lia lịa. Sau đó, hầu sáng tức tốc bưng cà phê, hủ tiếu, bánh bao, xíu mại dọn ra bàn cho đám du đãng hẩu xực (ăn ngon). Đám du đãng vừa ăn uống vừa văng tục, chửi thề ỏm tỏi.
Nhận thấy sắp xảy ra chuyện chẳng lành, thực khách vội vã bỏ hết ra khỏi tiệm, đám du đãng ăn uống no nê rồi ngoắc chủ tiệm lại bàn ngỏ lời thiếu chịu chầu ăn uống. Một tên du đãng vẻ mặt có cô hồn nhất đám vỗ mạnh vai chủ tiệm nước gầm sụm bà chè “hỏi mượn ít tiền xài đỡ”. Chủ tiệm biết mình bị du đãng “bắt địa” (làm tiền) nhưng vì thân cô thế cô nên lật đật trở vào quay kéo hộc tủ rồi mang đủ tiền dâng cho du đãng. Chủ tiệm tỏ ra dễ thương biết điều vì cãi lệnh đám du đãng nộ khí xung thiên đập phá tiệm giải khát tan nát.
Đám du đãng hung tợn lần lượt kéo vào tiệm nước này tới tiệm nước khác ở Chợ Lớn để ăn uống quỵt và bắt địa. Các chủ tiệm giải khát sợ oai du đãng nên im thin thít không dám thưa với cảnh sát vì sợ bị trả thù thảm khốc. Một số tên du đãng khác ở Chợ Lớn hay quấy nhiễu tiệm buôn của chủ kinh doanh người Hoa.
Chúng mặc áo phanh ngực để lộ dây chuyền dài lủng lẳng mặt hình đầu lâu sau hai khúc xương chéo, dao bấm nhọn hoắt lấp ló ở thắt lưng đằng đằng sát khí đứng dàn ngang trước tiệm buôn phì phèo thuốc lá tỏa khói mù mịt. Nhác thấy đám du côn, chẳng người khách nào dám bước chân qua cửa tiệm. Chủ tiệm buôn người Hoa chịu không thấu đành xuống nước năn nỉ điều đình với đám du đãng hung hãn.
Tên đầu sỏ ra giá “bắt địa”, khổ chủ đành riu ríu vào quay kéo hộc tủ mang đủ tiền khúm núm dâng cho đám du đãng xài chơi. Có như vậy, chủ tiệm buôn mới được yên ổn buôn bán, nhờ “bắt địa” được nhiều khổ chủ nên đám du đãng ăn chơi xả láng.
Trong một lần ngồi uống cà phê trong tiệm giải khát, Mã Ban tình cờ nhận thấy đám du đãng kéo vào tiệm giở trò ăn quỵt rồi “bắt địa” chủ tiệm. Thực khách vội kéo nhau bỏ ra ngoài chỉ còn lại một mình Mã Ban. Trầm tĩnh, Mã Ban khéo léo theo dõi từng động thái của đám du đãng đợi khi tên đầu sỏ mở lời “bắt địa” chủ tiệm liền ra tay nghĩa hiệp … Mã Ban lập tức rời bàn tiến sát đám du đãng rồi ân cần khoác vai chủ tiệm giải khát bảo không nên dâng tiền.
Bị người khác can dự vào chuyện riêng tư, đám du đãng nộ khí xung thiên cầm ghế đẩu nghênh chiến. Mã Ban bình tĩnh xuống tấn thủ thế rồi xuất những chiêu võ Thiếu Lâm Tự tả xung hữu đột đánh tan tác đám du đãng. Đám đông hiếu kỳ bu xem trận cao thủ hạ gục nhiều đối thủ đồng loạt vỗ tay hoan hô Mã Ban. Đám du đãng bị trận đòn đau cuống cuồng bỏ chạy. Chủ tiệm giải khát vội báo đáp ơn “hiệp sĩ” bảo hầu sáng dọn cà phê, hủ tiếu, bánh bao, xíu mại ra đãi Mã Ban.
Nhiều người ái mộ vây quanh “hiệp sĩ” Mã Ban vừa ra tay trừ gian diệt bạo ,tin vui dân chơi cầu Ba Cẳng Mã Ban trừng trị thích đáng đám du đãng quấy nhiễu tiệm nước lan nhanh trong giới làm ăn ở Chợ Lớn. Chủ nghiệp người Hoa hoan hỉ. Sau đó, tiệm buôn nào ở Chợ Lớn bị đám du đãng quấy nhiễu nhằm “bắt địa”, chủ tiệm lập tức sai người chạy báo tin cho Mã Ban. Khi “hiệp sĩ” Mã Ban to cao gần 1,8 mét, vẻ mặt lạnh như tiền xuất hiện, đám du đãng tự động rút lui có trật tự, trả lại sự yên bình cho tiệm buôn. Nhờ sự “nghĩa hiệp” của Mã Ban, kể từ đó, đám du đãng không dám lộng hành tác oai tác quái như trước nữa. Sau sự kiện này, Mã Ban được toàn thể dân chơi cầu Ba Cẳng tôn là đàn anh. Các chủ tiệm buôn, tiệm nước, quán ăn, nhà hàng người Hoa ở Chợ Lớn đều “lì xì” cho Mã Ban.
Có tiền, Mã Ban ăn nhậu, nhảy đầm, bao gái thả phanh. Đàn em của Mã Ban cũng được tháp tùng đàn anh trong nhiều cuộc vui gần như bất tận. Danh tiếng Mã Ban nghĩa hiệp, tài tử, hào phóng, điệu nghệ, chịu chơi nổi như cồn ở Chợ Lớn, khiến toàn thể cao bồi du đãng nể mặt đàn anh đám dân chơi cầu Ba Cẳng.
Nghe “danh tiếng” của Mã Ban, một nghiệp chủ người Hoa giàu có ở Chợ Lớn đã gả con gái cưng cho Mã Ban. Mã Ban được cha vợ thương yêu cưng chiều, chu cấp nhiều tiền nên sắm xe Vespa Sprint màu xám bạc mới cáu cạnh. Trong cốp xe, lúc nào cũng thủ sẵn hai chai rượu Tây Martell cổ lùn đắt tiền dành thiết đãi bạn bè. Nhằm giúp Mã Ban trốn quân dịch, người cha vợ lắm tiền nhiều của của Mã Ban đã đút lót cho viên chức cao cấp để Mã Ban trở thành cảnh sát viên của Tổng nha cảnh sát, suốt ngày, Mã Ban mặc đồ xi vin (thường phục) bỏ túi thẻ hành sự cảnh sát, lận súng ru lô, chạy xe Vespa Sprint chở người yêu dạo phố. Mã Ban cặp kè người yêu vào bất cứ tiệm nước, quán ăn, nhà hàng nào của người Hoa ở Chợ Lớn đều được thiết đãi ăn uống no nê miễn phí, ban đêm, Mã Ban vào vũ trường Melody hoặc Arc en ciel Chợ Lớn dìu vũ nữ đi những bước nhảy lả lướt trong tiếng nhạc du dương.
Toàn thể cao bồi du đãng ở Chợ Lớn biết tiếng Mã Ban giỏi võ Thiếu Lâm Tự lại có thêm “chó lửa” (súng ru lô) nên khiếp sợ. Bất cứ tên du đãng nào ở Chợ Lớn hễ trên đường tình cờ gặp Mã Ban đều khoanh tay, cúi đầu lễ phép “thưa đại ca!” … vợ Mã Ban mắn đẻ liền liền. Con gái đầu lòng tên Mã Mai, con gái kế tên Mã Lan, con trai kế tên Mã Tài, con gái kế tên Mã Cúc. Con trai út được đặt tên là Mã Xái. Chuyện cơm áo gạo tiền đã có gia đình vợ chu toàn nên Mã Ban thong thả đi tìm niềm vui gần như bất tận trong những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng.
Sau ngày giải phóng, Mã Ban trở về với vợ con. Chính quyền Cách mạng lập danh sách đen lùng bắt sạch phần tử bất hảo đưa đi tập trung cải tạo. Vì Mã Ban không có thành tích bất hảo nên sống đàng hoàng trong chế độ mới.
Năm 1984, Mã Ban gom hết vốn liếng mở quán ăn ở Chợ Lớn. Dân ăn nhậu phong lưu kéo tới ủng hộ Mã Ban. Ông chủ quán Mã Ban hào phóng cho nhiều tay ăn nhậu nợ tiền tiệc nhậu riết rồi lỗ vốn đành dẹp quán. Mã Ban trở về gia đình suốt ngày nằm lim dim trên ghế dựa. Nhiều lần Mã Ban nổi máu du đãng với viên chủ tịch phường sở tại hay hống hách. Viên chủ tịch hay tỏ ra quan cách phải khiếp vía Mã Ban.
Hay tin con gái một ông kẹ trong xóm làm gái đứng đường, Mã Ban liền truy lùng cho bằng được rồi dắt lên khách sạn trả thù ông kẹ một trận tơi bời. Hàng xóm hay tin Mã Ban trả thù ông kẹ bằng cách vùi dập con gái ông ta trong khách sạn hết lời tung hô, khi sạch túi, Mã Ban trở về nhà gặp vợ bệnh, con đói thi nhau réo gọi cần tiền. Chịu không thấu, Mã Ban bỏ ra quán cà phê đầu hẻm ngồi thư giãn. Đi chán thì không sao, cứ hễ về nhà là Mã Ban lại nghe vợ con “ca” điệp khúc “tiền, tiền”.
Ngán ngẩm quá, Mã Ban đành bỏ nhà đi lang thang. Đàn anh đám dân chơi cầu Ba Cẳng phong lưu thuở nào cám cảnh cất giọng ai oán: “Ôi thời oanh liệt nay còn đâu?”, năm 2009, em trai Mã Ban từ Canada về giúp anh một số tiền lớn. Có vốn, Mã Ban mở nhà hàng trên tầng thượng một khách sạn trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5. Dân ăn nhậu sành điệu nô nức kéo tới ủng hộ ông chủ Mã Ban. Em út rần rần kéo tới nhà hàng hát karaoke, nhảy múa tưng bừng. Ông chủ Mã Ban hào hứng đi những bước nhảy lả lướt giữa đám em út. Nhiều lần, Mã Ban hứng chí thiết đãi nhiều khách ăn nhậu miễn phí. Ông chủ Mã còn vui vẻ cho nhiều khách ăn nhậu được nợ tiền. Lần hồi, nhà hàng lỗ vốn nặng nên đóng cửa vĩnh viễn.
Blog Saigon xưa
__________________________
Trước năm 1975, cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng (gần chợ Kim Biên ) vừa có máu du đãng vừa ăn chơi theo kiểu tài tử, hào hoa. Dân chơi cầu Ba Cẳng còn hay tỏ ra điệu nghệ hào phóng đúng điệu “anh Hai Sài Gòn” với mọi người. Và đám dân chơi cầu Ba Cẳng đồng lòng “tôn” Mã Ban làm đàn anh với tất cả sự tôn kính, một A xẩm Tiều nán (người Triều Châu) ở gần chợ Lớn mới (chợ Bình Tây, quận 6-TP.HCM ngày nay) góa bụa giữa lúc nửa chừng xuân. A xẩm đi nấu ăn cho nhà giàu kiếm tiền nuôi đứa con trai lớn tên Mã Ban ăn học. Thiếu niên Mã Ban học tiểu học rồi trung học dành cho học sinh người Hoa ở Chợ Lớn.
==>
Tuy nhiên, thay vì học hành chăm chỉ thì Mã Ban lại lao vào ăn chơi hoang đàng khiến cho người mẹ nghèo rất buồn khổ. Thương mẹ, sau này Mã Ban quyết định tự lập kiếm tiền để ăn chơi, thời đó, các tiệm buôn, nhà hàng, tiệm nước, quán ăn của người Hoa ở Chợ Lớn thường bị cao bồi du đãng quấy nhiễu. Cả đám du đãng hùng hổ kéo vào tiệm giải khát, ra oai la lối nạt nộ gọi cà phê, hủ tiếu. Hầu sáng (chạy bàn) thấy vẻ mặt nhóm du đãng nên khiếp sợ khúm núm, run rẩy dạ lia lịa. Sau đó, hầu sáng tức tốc bưng cà phê, hủ tiếu, bánh bao, xíu mại dọn ra bàn cho đám du đãng hẩu xực (ăn ngon). Đám du đãng vừa ăn uống vừa văng tục, chửi thề ỏm tỏi.
Nhận thấy sắp xảy ra chuyện chẳng lành, thực khách vội vã bỏ hết ra khỏi tiệm, đám du đãng ăn uống no nê rồi ngoắc chủ tiệm lại bàn ngỏ lời thiếu chịu chầu ăn uống. Một tên du đãng vẻ mặt có cô hồn nhất đám vỗ mạnh vai chủ tiệm nước gầm sụm bà chè “hỏi mượn ít tiền xài đỡ”. Chủ tiệm biết mình bị du đãng “bắt địa” (làm tiền) nhưng vì thân cô thế cô nên lật đật trở vào quay kéo hộc tủ rồi mang đủ tiền dâng cho du đãng. Chủ tiệm tỏ ra dễ thương biết điều vì cãi lệnh đám du đãng nộ khí xung thiên đập phá tiệm giải khát tan nát.
Đám du đãng hung tợn lần lượt kéo vào tiệm nước này tới tiệm nước khác ở Chợ Lớn để ăn uống quỵt và bắt địa. Các chủ tiệm giải khát sợ oai du đãng nên im thin thít không dám thưa với cảnh sát vì sợ bị trả thù thảm khốc. Một số tên du đãng khác ở Chợ Lớn hay quấy nhiễu tiệm buôn của chủ kinh doanh người Hoa.
Chúng mặc áo phanh ngực để lộ dây chuyền dài lủng lẳng mặt hình đầu lâu sau hai khúc xương chéo, dao bấm nhọn hoắt lấp ló ở thắt lưng đằng đằng sát khí đứng dàn ngang trước tiệm buôn phì phèo thuốc lá tỏa khói mù mịt. Nhác thấy đám du côn, chẳng người khách nào dám bước chân qua cửa tiệm. Chủ tiệm buôn người Hoa chịu không thấu đành xuống nước năn nỉ điều đình với đám du đãng hung hãn.
Tên đầu sỏ ra giá “bắt địa”, khổ chủ đành riu ríu vào quay kéo hộc tủ mang đủ tiền khúm núm dâng cho đám du đãng xài chơi. Có như vậy, chủ tiệm buôn mới được yên ổn buôn bán, nhờ “bắt địa” được nhiều khổ chủ nên đám du đãng ăn chơi xả láng.
Trong một lần ngồi uống cà phê trong tiệm giải khát, Mã Ban tình cờ nhận thấy đám du đãng kéo vào tiệm giở trò ăn quỵt rồi “bắt địa” chủ tiệm. Thực khách vội kéo nhau bỏ ra ngoài chỉ còn lại một mình Mã Ban. Trầm tĩnh, Mã Ban khéo léo theo dõi từng động thái của đám du đãng đợi khi tên đầu sỏ mở lời “bắt địa” chủ tiệm liền ra tay nghĩa hiệp … Mã Ban lập tức rời bàn tiến sát đám du đãng rồi ân cần khoác vai chủ tiệm giải khát bảo không nên dâng tiền.
Bị người khác can dự vào chuyện riêng tư, đám du đãng nộ khí xung thiên cầm ghế đẩu nghênh chiến. Mã Ban bình tĩnh xuống tấn thủ thế rồi xuất những chiêu võ Thiếu Lâm Tự tả xung hữu đột đánh tan tác đám du đãng. Đám đông hiếu kỳ bu xem trận cao thủ hạ gục nhiều đối thủ đồng loạt vỗ tay hoan hô Mã Ban. Đám du đãng bị trận đòn đau cuống cuồng bỏ chạy. Chủ tiệm giải khát vội báo đáp ơn “hiệp sĩ” bảo hầu sáng dọn cà phê, hủ tiếu, bánh bao, xíu mại ra đãi Mã Ban.
Nhiều người ái mộ vây quanh “hiệp sĩ” Mã Ban vừa ra tay trừ gian diệt bạo ,tin vui dân chơi cầu Ba Cẳng Mã Ban trừng trị thích đáng đám du đãng quấy nhiễu tiệm nước lan nhanh trong giới làm ăn ở Chợ Lớn. Chủ nghiệp người Hoa hoan hỉ. Sau đó, tiệm buôn nào ở Chợ Lớn bị đám du đãng quấy nhiễu nhằm “bắt địa”, chủ tiệm lập tức sai người chạy báo tin cho Mã Ban. Khi “hiệp sĩ” Mã Ban to cao gần 1,8 mét, vẻ mặt lạnh như tiền xuất hiện, đám du đãng tự động rút lui có trật tự, trả lại sự yên bình cho tiệm buôn. Nhờ sự “nghĩa hiệp” của Mã Ban, kể từ đó, đám du đãng không dám lộng hành tác oai tác quái như trước nữa. Sau sự kiện này, Mã Ban được toàn thể dân chơi cầu Ba Cẳng tôn là đàn anh. Các chủ tiệm buôn, tiệm nước, quán ăn, nhà hàng người Hoa ở Chợ Lớn đều “lì xì” cho Mã Ban.
Có tiền, Mã Ban ăn nhậu, nhảy đầm, bao gái thả phanh. Đàn em của Mã Ban cũng được tháp tùng đàn anh trong nhiều cuộc vui gần như bất tận. Danh tiếng Mã Ban nghĩa hiệp, tài tử, hào phóng, điệu nghệ, chịu chơi nổi như cồn ở Chợ Lớn, khiến toàn thể cao bồi du đãng nể mặt đàn anh đám dân chơi cầu Ba Cẳng.
Nghe “danh tiếng” của Mã Ban, một nghiệp chủ người Hoa giàu có ở Chợ Lớn đã gả con gái cưng cho Mã Ban. Mã Ban được cha vợ thương yêu cưng chiều, chu cấp nhiều tiền nên sắm xe Vespa Sprint màu xám bạc mới cáu cạnh. Trong cốp xe, lúc nào cũng thủ sẵn hai chai rượu Tây Martell cổ lùn đắt tiền dành thiết đãi bạn bè. Nhằm giúp Mã Ban trốn quân dịch, người cha vợ lắm tiền nhiều của của Mã Ban đã đút lót cho viên chức cao cấp để Mã Ban trở thành cảnh sát viên của Tổng nha cảnh sát, suốt ngày, Mã Ban mặc đồ xi vin (thường phục) bỏ túi thẻ hành sự cảnh sát, lận súng ru lô, chạy xe Vespa Sprint chở người yêu dạo phố. Mã Ban cặp kè người yêu vào bất cứ tiệm nước, quán ăn, nhà hàng nào của người Hoa ở Chợ Lớn đều được thiết đãi ăn uống no nê miễn phí, ban đêm, Mã Ban vào vũ trường Melody hoặc Arc en ciel Chợ Lớn dìu vũ nữ đi những bước nhảy lả lướt trong tiếng nhạc du dương.
Toàn thể cao bồi du đãng ở Chợ Lớn biết tiếng Mã Ban giỏi võ Thiếu Lâm Tự lại có thêm “chó lửa” (súng ru lô) nên khiếp sợ. Bất cứ tên du đãng nào ở Chợ Lớn hễ trên đường tình cờ gặp Mã Ban đều khoanh tay, cúi đầu lễ phép “thưa đại ca!” … vợ Mã Ban mắn đẻ liền liền. Con gái đầu lòng tên Mã Mai, con gái kế tên Mã Lan, con trai kế tên Mã Tài, con gái kế tên Mã Cúc. Con trai út được đặt tên là Mã Xái. Chuyện cơm áo gạo tiền đã có gia đình vợ chu toàn nên Mã Ban thong thả đi tìm niềm vui gần như bất tận trong những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng.
Sau ngày giải phóng, Mã Ban trở về với vợ con. Chính quyền Cách mạng lập danh sách đen lùng bắt sạch phần tử bất hảo đưa đi tập trung cải tạo. Vì Mã Ban không có thành tích bất hảo nên sống đàng hoàng trong chế độ mới.
Năm 1984, Mã Ban gom hết vốn liếng mở quán ăn ở Chợ Lớn. Dân ăn nhậu phong lưu kéo tới ủng hộ Mã Ban. Ông chủ quán Mã Ban hào phóng cho nhiều tay ăn nhậu nợ tiền tiệc nhậu riết rồi lỗ vốn đành dẹp quán. Mã Ban trở về gia đình suốt ngày nằm lim dim trên ghế dựa. Nhiều lần Mã Ban nổi máu du đãng với viên chủ tịch phường sở tại hay hống hách. Viên chủ tịch hay tỏ ra quan cách phải khiếp vía Mã Ban.
Hay tin con gái một ông kẹ trong xóm làm gái đứng đường, Mã Ban liền truy lùng cho bằng được rồi dắt lên khách sạn trả thù ông kẹ một trận tơi bời. Hàng xóm hay tin Mã Ban trả thù ông kẹ bằng cách vùi dập con gái ông ta trong khách sạn hết lời tung hô, khi sạch túi, Mã Ban trở về nhà gặp vợ bệnh, con đói thi nhau réo gọi cần tiền. Chịu không thấu, Mã Ban bỏ ra quán cà phê đầu hẻm ngồi thư giãn. Đi chán thì không sao, cứ hễ về nhà là Mã Ban lại nghe vợ con “ca” điệp khúc “tiền, tiền”.
Ngán ngẩm quá, Mã Ban đành bỏ nhà đi lang thang. Đàn anh đám dân chơi cầu Ba Cẳng phong lưu thuở nào cám cảnh cất giọng ai oán: “Ôi thời oanh liệt nay còn đâu?”, năm 2009, em trai Mã Ban từ Canada về giúp anh một số tiền lớn. Có vốn, Mã Ban mở nhà hàng trên tầng thượng một khách sạn trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5. Dân ăn nhậu sành điệu nô nức kéo tới ủng hộ ông chủ Mã Ban. Em út rần rần kéo tới nhà hàng hát karaoke, nhảy múa tưng bừng. Ông chủ Mã Ban hào hứng đi những bước nhảy lả lướt giữa đám em út. Nhiều lần, Mã Ban hứng chí thiết đãi nhiều khách ăn nhậu miễn phí. Ông chủ Mã còn vui vẻ cho nhiều khách ăn nhậu được nợ tiền. Lần hồi, nhà hàng lỗ vốn nặng nên đóng cửa vĩnh viễn.
Blog Saigon xưa
Sunday, March 18, 2018
Phòng trà Tự Do với ban nhạc “The Dreamers”
Phòng trà Tự Do với ban
nhạc “The Dreamers”, nói đến phòng trà ca nhạc đất Sài Gòn, người yêu
nhạc xưa ngoài các ban nhạc xưa thì không thể không nhắc đến Jo Marcel,
một nghệ sỹ đa tài, vừa là một nhạc công, vừa là một ca sỹ có chất giọng
trầm ấm nhưng ông cũng là một nhà tổ chức âm nhạc và quản lý phòng trà
nổi tiếng bậc nhất của làng nhạc Việt, đầu những năm 1970 tại Sài Gòn có
5 phòng trà nổi tiếng nhất được gọi là ‘ngũ đại phòng trà’, đó là Tự
Do, Đêm Màu Hồng, Queen Bee nằm trên hai
trục đường lớn trung tâm Nguyễn Huệ và Tự Do nay là Đồng Khởi, tuốt vào
Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm là phòng trà Ritz và Baccara.
Xin hết.
Phòng trà xưa tại Sài Gòn trước 75, xem lại Phòng trà xưa của người dân Sài Gòn ,đây là Film nhựa gốc 35mm được chụp lại từng khung hình một và tái phục dưới công nghệ 2k mới và tiên tiến nhứt với sự hợp tác về kỹ thuật của Spectra Films Studio, Hollywood, phim được lưu trữ và bảo vệ bản quyền tại The United States Copyright Office (USCO) Hoa Kỳ.
Phòng trà vào năm 1970 với minh tinh Lê Quỳnh và nữ nghệ sĩ HK Co Lam trích trong bộ phim “From Saigon to Dien Bien Phu”
Xin hết.
Bản Quyền : https://www.myvanfilms.com
Xin hết.
Phòng trà xưa tại Sài Gòn trước 75, xem lại Phòng trà xưa của người dân Sài Gòn ,đây là Film nhựa gốc 35mm được chụp lại từng khung hình một và tái phục dưới công nghệ 2k mới và tiên tiến nhứt với sự hợp tác về kỹ thuật của Spectra Films Studio, Hollywood, phim được lưu trữ và bảo vệ bản quyền tại The United States Copyright Office (USCO) Hoa Kỳ.
Phòng trà vào năm 1970 với minh tinh Lê Quỳnh và nữ nghệ sĩ HK Co Lam trích trong bộ phim “From Saigon to Dien Bien Phu”
Xin hết.
Bản Quyền : https://www.myvanfilms.com
Friday, March 16, 2018
Trùm Tài phiệt Hoa Kiều Sài Gòn & Chợ Lớn xưa là ai, chuyện về những ông Vua không ngai người Việt gốc Hoa trong Chợ Lớn là có thật.
1.Vua phế liệu và tín dụng Lâm Huê Hồ.
2.Vua lúa gạo Mã Hĩ .
3.Lại Kim Dung (nữ hoàng gạo).
4.Vua bột ngọt Vị Hương Tố, trưởng bang Triều Châu là Trần Thành.
5.Nổi bật là vua dệt và sắt thép Lý Long Thân trong bài viết dưới đây.
==>
Sơ Lược tiểu sử
Lý Long Thân sinh ngày 27-8-1918 tại Amoy tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Cha là Lý Ngọc, mẹ tên Trương Thị. Gia đình nông dân đông con, bữa đói bữa no, nên ngay từ nhỏ, Lý đã có khát vọng cho một cuộc đổi đời. Năm 1938, lúc 20 tuổi, Lý và người bạn tên A Chảy đi làm thuê, góp tiền làm lộ phí, đến giữa năm đó thì họ có mặt ở Hải Phòng. Nhưng hải cảng nầy không phải là nơi dung thân của họ Lý. Hắn lại trốn lên tàu, làm thuê, mò đường vào Sài Gòn. Anh ta tìm đến bang hội Phúc Kiến ở Chợ Lớn để nhờ giúp đở. Do mặt mày sáng sủa, ăn nói lễ độ, tay chân nhanh nhẹn, thu phục được tình cảm của Bang chủ, nên anh ta được giới thiệu vào làm việc tại một hiệu kim hoàng nổi tiếng là Kim Thành.
Lý Long Thân với cơn sốt chim cút Những năm 1970, Sài Gòn rầm rộ dấy lên phong trào nuôi chim cút, lấy trứng và bán thịt cho các nhà hàng, tiệm ăn, dư luận cho rằng tỷ phú người Hoa Lý Long Thân là người đã tạo ra cơn sốt chim cút làm cho rất nhiều người phải tán gia bại sản, trái lại Lý Long Thân thu vào một số tiền kết xù trong một thời gian ngắn. Chim cút được nuôi ít nhất là từng cặp, trống, mái. Hai tháng sau khi nở, cút mái đẻ từ 10 đến 12 trứng mỗi đợt. Sau khi không còn đẻ nữa thì được bán làm thịt.
Cơn sốt chim cút làm giá bán tăng lên một cách kinh khủng từng ngày, từng giờ một, cùng với tin đồn dồn dập “cút đẻ ra vàng”. Quảng cáo trên báo, người cần mua một cặp cút giá 5,000 đồng, người cần bán 3 cặp chim cút với giá 8,000$ một cặp. Thế rồi giá bán, giá mua được phổ biến tăng lên đến điểm đỉnh lá 15,000$ một cặp. Nhiều tay chơi bạo muốn làm giàu nhanh chóng, bán xe, vay nợ, mang hết tài sản ra mua chim cút để hốt bạc, nhưng bổng dưng không còn ai mua cút nữa, thế là tán gia bại sản, cút đem rô ti nhậu chơi. Thủ đoạn của gian thương.
Trước hết, nắm được số lượng chim cút của phong trào mới bắt đầu, tỷ phú tung tiền ra cho đám thuộc hạ là hệ thống chân rết thu gom một số lượng lớn với giá rẻ để tích trữ, chờ khi giá lên cao tung ra bán để hốt bạc. Đồng thời phát động những tin đồn “cút đẻ ra vàng” ra khắp nơi. Các mục quảng cáo trên báo liên tục đưa tin tăng giá, tăng đến cao điểm là 15,000 một cặp cút đang đẻ. Người đăng báo muốn mua và muốn bán thật ra cũng chỉ là người trong đám chân rết của đại gia mà thôi.
Nhiều người thật sự đã thu lời do bán một vài ba cặp cút, nhưng sau đó lại bỏ thêm tiền mua vào để kiếm lời nhiều hơn nữa. Tóm lại, cơn sốt chim cút chỉ là việc đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo để nâng giá, và cuối cùng tung số lượng tích trữ ra bán giá cao để thu lợi. Gian thương hốt bạc, những người muốn làm giàu nhanh chóng mà không có kinh nghiệm thương trường lãnh đủ.
Trắng tay Lý Long Thân với vụ tàu chở giấy Viễn Đông Vụ cơn sốt chim cút do tăng giá để hốt bạc, vụ tàu giấy Viễn Đông do hạ giá để hốt bạc. Ngày 12-5-1974, văn phòng công ty Đại Nam của Lý Long Thân nhận được điện tín của một nhân viên thuộc hạ ở ngoại quốc báo tin, lúc 6 giờ sáng cùng ngày tàu Viễn Đông đã rời cảng Stockhohm (Thụy Điển) chở về Sài Gòn cho công ty X 6,000 tấn giấy, gồm 4,000 tấn giấy vở học sinh và 2,000 tấn giấy in báo. Đồng thời bức điện cũng cho biết giá giấy trên thị trường quốc tế.
Đọc xong bản tin, Lý Long Thân tính nhẩm ngay ra số tiền lời có thể thu được, mặc dù tàu giấy đó không phải của anh ta, mà cũng không phải giấy là ngành nghề kinh doanh của họ Lý. Kế hoạch hạ giá Lập tức, Lý hạ lịnh cho các cửa hàng trong hệ thống chân rết của anh ta, hạ giá giấy 10%, riêng khu vực Sài Gòn hạ 20%, rồi 30%, đồng thời đăng quảng cáo rầm rộ là có 2 tàu chở giấy sẽ cập bến Sài Gòn với giấy tốt, giá rẻ.
Tin tức quá ồn ào. Giá giấy hạ xuống đột ngột khiến các nhà in, các tờ báo, các nhà kinh doanh giấy đều e ngại, không dám tích trữ giấy, cũng không dám mua vào vì sợ tiêu thụ không được. Đích thân ông chủ công ty X đi chào hàng, nhưng đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu mà thôi. Độc hơn nữa, khi tàu gần cập bến, Lý lại cho người mang giấy trắng ra phát không cho những người người bán quà bánh, bán rong trong khu vực cảng, mỗi người vài tập giấy trắng tinh.
Tàu Viễn Đông cập bến, ông chủ công ty X ra đón, thấy giấy trắng gói hàng trắng xoá nằm vung vãi trên mặt đất, bèn hỏi và được trả lời: “Giấy rẻ như cho không, không gói quà thì để làm gì? Tàu Viễn Đông nằm suốt mấy ngày mà chưa có người mua đến chở hàng. Bãi trường mùa hẻ lại đến, học sinh nghỉ hè nên chưa vội mua sắm tập vở. Các cơ sở bán lẻ giấy cũng chờ đợi giá cả nên không thu vào. Đúng lúc đó, người của công ty Đại Nam đặt vấn đề mua trọn số giấy trên tàu với giá hạ 50%. Bị lỗ nặng, nhưng không bán không xong, lại phải chịu lỗ thêm về cước phí vận chuyễn. Vậy là, 6,000 tấn giấy vào kho của Lý Long Thân.
Sau đó, một số báo “khám phá” ra rằng, tàu chở giấy về Sài Gòn chỉ là “tin vịt”, bố láo, khiến cho giấy lại lên giá và Lý Long Thân lại hốt bạc. Trước đó, giới thương gia ít có người biết dùng gián điệp kinh tế, báo chí, và phao tin đồn thất thiệt trong việc cạnh tranh trên thương trường.
Khi đã giàu có, Lý Long Thân rải tiền ra để mua chuộc, kết giao với những nhân vật có quyền thế trong giới kinh doanh, những nhân vật có tên tuổi trong những bang hội người Hoa. Họ Lý cũng dần dà quen lớn với những tai to mặt lớn trong chính quyền và quân đội, trong đó có Thiếu tướng Lê Văn Viễn, tự là Bảy Viễn, biệt danh con cọp Rừng Sác, cùng hai quân sư tin cậy là Lại Hữu Tài và Lại Hữu Sang.
Lý Long Thân khởi xướng việc mua bán á phiện, đó là một tổ chức gồm những người đứng tên trong bóng tối là Lý Long Thân, Bảy Viễn, trung tá tình báo Pháp (Phòng Nhì) Antonio Savani, chủ khách sạn Continental Palace là Mathew Franchini. Khách sạn Continental thuộc 4 sao, tại số 132-134 đường Tự Do, ngang bên hông Hạ Viện Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa, được xây dựng năm 1878, cao 4 tầng, có 86 phòng. Phòng họp chứa đến 800 người.
Những người lộ diện thực hiện là Trần Phước, Franchini và Mã Tuyên cùng một số đàn em. Trung tá Savani là người móc nối Bảy Viễn bỏ Việt Minh về với chính phủ Quốc Gia của vua Bảo Đại, nên sự liên lạc giữa hai người rất mật thiết. Trần Phước là tay kinh tài của Bảy Viễn. Trước kia Bảy Viễn làm tài xế cho ông chủ người Hoa giàu có là Trần Phước. Khi Bảy Viễn lên Thiếu tướng và có quyền hành lớn của ngành công an, cảnh sát và quân đội Bình Xuyên, Bảy Viễn đem Trần Phước về nắm nguồn tiền của mình. Lý Long Thân đến với Bảy Viễn qua tay Trần Phước. Số là năm 1951, tình báo Pháp thành lập một đội quân bí mật mang tên “Lực lượng biệt kích không vận phối hợp” thuộc cơ quan Tình báo Đối ngoại và Phản gián.
Nhiệm vụ không vận tiếp tế và huấn luyện những đơn vị biệt kích tại những khu tự trị của người thiểu số Thái, Mèo, HMông ở phía Tây Bắc Bắc Việt và phía Đông Bắc nước Lào. Những toán quân nầy quấy rối các mật khu của Việt Minh ở Việt Bắc và của Lào ở Sầm Nứa. Khi trở về, những phi cơ vận tải chở theo á phiện. Đến phi trường Tân Sơn Nhất, á phiện được các xe vũ trang của cảnh sát, hộ tống về nhà kho của Bảy Viễn ở số 43 đường Lacaze (Nguyễn Biểu, Q.5) Từ đó, Lý Long Thân chỉ đạo phân phối thuốc phiện đến gần 2,500 tiệm hút và nhà hàng ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lân cận.Số lớn á phiện còn lại thì Franchini chuyển về hải cảng Marseille (Pháp) để cho nhóm Mafia Atoine Gurini chế biến thành heroine cung cấp cho thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Về việc phân phối đến các tiệm hút thì Lý Long Thân điều khiển trong bóng tối và người thi hành là Mã Tuyên, cho nên họ Lý nầy không để lại dấu vết nào cả.
Lý Long Thân có một thành tích buôn bán phi pháp nhưng đã khôn khéo bạch hóa hồ sơ trở thành một công dân bình thường, tháng 3 năm 1975 Lý Long Thân đi HongKong và biến luôn.
Xin hết.
2.Vua lúa gạo Mã Hĩ .
3.Lại Kim Dung (nữ hoàng gạo).
4.Vua bột ngọt Vị Hương Tố, trưởng bang Triều Châu là Trần Thành.
5.Nổi bật là vua dệt và sắt thép Lý Long Thân trong bài viết dưới đây.
==>
Sơ Lược tiểu sử
Lý Long Thân sinh ngày 27-8-1918 tại Amoy tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Cha là Lý Ngọc, mẹ tên Trương Thị. Gia đình nông dân đông con, bữa đói bữa no, nên ngay từ nhỏ, Lý đã có khát vọng cho một cuộc đổi đời. Năm 1938, lúc 20 tuổi, Lý và người bạn tên A Chảy đi làm thuê, góp tiền làm lộ phí, đến giữa năm đó thì họ có mặt ở Hải Phòng. Nhưng hải cảng nầy không phải là nơi dung thân của họ Lý. Hắn lại trốn lên tàu, làm thuê, mò đường vào Sài Gòn. Anh ta tìm đến bang hội Phúc Kiến ở Chợ Lớn để nhờ giúp đở. Do mặt mày sáng sủa, ăn nói lễ độ, tay chân nhanh nhẹn, thu phục được tình cảm của Bang chủ, nên anh ta được giới thiệu vào làm việc tại một hiệu kim hoàng nổi tiếng là Kim Thành.
Lý Long Thân với cơn sốt chim cút Những năm 1970, Sài Gòn rầm rộ dấy lên phong trào nuôi chim cút, lấy trứng và bán thịt cho các nhà hàng, tiệm ăn, dư luận cho rằng tỷ phú người Hoa Lý Long Thân là người đã tạo ra cơn sốt chim cút làm cho rất nhiều người phải tán gia bại sản, trái lại Lý Long Thân thu vào một số tiền kết xù trong một thời gian ngắn. Chim cút được nuôi ít nhất là từng cặp, trống, mái. Hai tháng sau khi nở, cút mái đẻ từ 10 đến 12 trứng mỗi đợt. Sau khi không còn đẻ nữa thì được bán làm thịt.
Cơn sốt chim cút làm giá bán tăng lên một cách kinh khủng từng ngày, từng giờ một, cùng với tin đồn dồn dập “cút đẻ ra vàng”. Quảng cáo trên báo, người cần mua một cặp cút giá 5,000 đồng, người cần bán 3 cặp chim cút với giá 8,000$ một cặp. Thế rồi giá bán, giá mua được phổ biến tăng lên đến điểm đỉnh lá 15,000$ một cặp. Nhiều tay chơi bạo muốn làm giàu nhanh chóng, bán xe, vay nợ, mang hết tài sản ra mua chim cút để hốt bạc, nhưng bổng dưng không còn ai mua cút nữa, thế là tán gia bại sản, cút đem rô ti nhậu chơi. Thủ đoạn của gian thương.
Trước hết, nắm được số lượng chim cút của phong trào mới bắt đầu, tỷ phú tung tiền ra cho đám thuộc hạ là hệ thống chân rết thu gom một số lượng lớn với giá rẻ để tích trữ, chờ khi giá lên cao tung ra bán để hốt bạc. Đồng thời phát động những tin đồn “cút đẻ ra vàng” ra khắp nơi. Các mục quảng cáo trên báo liên tục đưa tin tăng giá, tăng đến cao điểm là 15,000 một cặp cút đang đẻ. Người đăng báo muốn mua và muốn bán thật ra cũng chỉ là người trong đám chân rết của đại gia mà thôi.
Nhiều người thật sự đã thu lời do bán một vài ba cặp cút, nhưng sau đó lại bỏ thêm tiền mua vào để kiếm lời nhiều hơn nữa. Tóm lại, cơn sốt chim cút chỉ là việc đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo để nâng giá, và cuối cùng tung số lượng tích trữ ra bán giá cao để thu lợi. Gian thương hốt bạc, những người muốn làm giàu nhanh chóng mà không có kinh nghiệm thương trường lãnh đủ.
Trắng tay Lý Long Thân với vụ tàu chở giấy Viễn Đông Vụ cơn sốt chim cút do tăng giá để hốt bạc, vụ tàu giấy Viễn Đông do hạ giá để hốt bạc. Ngày 12-5-1974, văn phòng công ty Đại Nam của Lý Long Thân nhận được điện tín của một nhân viên thuộc hạ ở ngoại quốc báo tin, lúc 6 giờ sáng cùng ngày tàu Viễn Đông đã rời cảng Stockhohm (Thụy Điển) chở về Sài Gòn cho công ty X 6,000 tấn giấy, gồm 4,000 tấn giấy vở học sinh và 2,000 tấn giấy in báo. Đồng thời bức điện cũng cho biết giá giấy trên thị trường quốc tế.
Đọc xong bản tin, Lý Long Thân tính nhẩm ngay ra số tiền lời có thể thu được, mặc dù tàu giấy đó không phải của anh ta, mà cũng không phải giấy là ngành nghề kinh doanh của họ Lý. Kế hoạch hạ giá Lập tức, Lý hạ lịnh cho các cửa hàng trong hệ thống chân rết của anh ta, hạ giá giấy 10%, riêng khu vực Sài Gòn hạ 20%, rồi 30%, đồng thời đăng quảng cáo rầm rộ là có 2 tàu chở giấy sẽ cập bến Sài Gòn với giấy tốt, giá rẻ.
Tin tức quá ồn ào. Giá giấy hạ xuống đột ngột khiến các nhà in, các tờ báo, các nhà kinh doanh giấy đều e ngại, không dám tích trữ giấy, cũng không dám mua vào vì sợ tiêu thụ không được. Đích thân ông chủ công ty X đi chào hàng, nhưng đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu mà thôi. Độc hơn nữa, khi tàu gần cập bến, Lý lại cho người mang giấy trắng ra phát không cho những người người bán quà bánh, bán rong trong khu vực cảng, mỗi người vài tập giấy trắng tinh.
Tàu Viễn Đông cập bến, ông chủ công ty X ra đón, thấy giấy trắng gói hàng trắng xoá nằm vung vãi trên mặt đất, bèn hỏi và được trả lời: “Giấy rẻ như cho không, không gói quà thì để làm gì? Tàu Viễn Đông nằm suốt mấy ngày mà chưa có người mua đến chở hàng. Bãi trường mùa hẻ lại đến, học sinh nghỉ hè nên chưa vội mua sắm tập vở. Các cơ sở bán lẻ giấy cũng chờ đợi giá cả nên không thu vào. Đúng lúc đó, người của công ty Đại Nam đặt vấn đề mua trọn số giấy trên tàu với giá hạ 50%. Bị lỗ nặng, nhưng không bán không xong, lại phải chịu lỗ thêm về cước phí vận chuyễn. Vậy là, 6,000 tấn giấy vào kho của Lý Long Thân.
Sau đó, một số báo “khám phá” ra rằng, tàu chở giấy về Sài Gòn chỉ là “tin vịt”, bố láo, khiến cho giấy lại lên giá và Lý Long Thân lại hốt bạc. Trước đó, giới thương gia ít có người biết dùng gián điệp kinh tế, báo chí, và phao tin đồn thất thiệt trong việc cạnh tranh trên thương trường.
Khi đã giàu có, Lý Long Thân rải tiền ra để mua chuộc, kết giao với những nhân vật có quyền thế trong giới kinh doanh, những nhân vật có tên tuổi trong những bang hội người Hoa. Họ Lý cũng dần dà quen lớn với những tai to mặt lớn trong chính quyền và quân đội, trong đó có Thiếu tướng Lê Văn Viễn, tự là Bảy Viễn, biệt danh con cọp Rừng Sác, cùng hai quân sư tin cậy là Lại Hữu Tài và Lại Hữu Sang.
Lý Long Thân khởi xướng việc mua bán á phiện, đó là một tổ chức gồm những người đứng tên trong bóng tối là Lý Long Thân, Bảy Viễn, trung tá tình báo Pháp (Phòng Nhì) Antonio Savani, chủ khách sạn Continental Palace là Mathew Franchini. Khách sạn Continental thuộc 4 sao, tại số 132-134 đường Tự Do, ngang bên hông Hạ Viện Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa, được xây dựng năm 1878, cao 4 tầng, có 86 phòng. Phòng họp chứa đến 800 người.
Những người lộ diện thực hiện là Trần Phước, Franchini và Mã Tuyên cùng một số đàn em. Trung tá Savani là người móc nối Bảy Viễn bỏ Việt Minh về với chính phủ Quốc Gia của vua Bảo Đại, nên sự liên lạc giữa hai người rất mật thiết. Trần Phước là tay kinh tài của Bảy Viễn. Trước kia Bảy Viễn làm tài xế cho ông chủ người Hoa giàu có là Trần Phước. Khi Bảy Viễn lên Thiếu tướng và có quyền hành lớn của ngành công an, cảnh sát và quân đội Bình Xuyên, Bảy Viễn đem Trần Phước về nắm nguồn tiền của mình. Lý Long Thân đến với Bảy Viễn qua tay Trần Phước. Số là năm 1951, tình báo Pháp thành lập một đội quân bí mật mang tên “Lực lượng biệt kích không vận phối hợp” thuộc cơ quan Tình báo Đối ngoại và Phản gián.
Nhiệm vụ không vận tiếp tế và huấn luyện những đơn vị biệt kích tại những khu tự trị của người thiểu số Thái, Mèo, HMông ở phía Tây Bắc Bắc Việt và phía Đông Bắc nước Lào. Những toán quân nầy quấy rối các mật khu của Việt Minh ở Việt Bắc và của Lào ở Sầm Nứa. Khi trở về, những phi cơ vận tải chở theo á phiện. Đến phi trường Tân Sơn Nhất, á phiện được các xe vũ trang của cảnh sát, hộ tống về nhà kho của Bảy Viễn ở số 43 đường Lacaze (Nguyễn Biểu, Q.5) Từ đó, Lý Long Thân chỉ đạo phân phối thuốc phiện đến gần 2,500 tiệm hút và nhà hàng ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lân cận.Số lớn á phiện còn lại thì Franchini chuyển về hải cảng Marseille (Pháp) để cho nhóm Mafia Atoine Gurini chế biến thành heroine cung cấp cho thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Về việc phân phối đến các tiệm hút thì Lý Long Thân điều khiển trong bóng tối và người thi hành là Mã Tuyên, cho nên họ Lý nầy không để lại dấu vết nào cả.
Lý Long Thân có một thành tích buôn bán phi pháp nhưng đã khôn khéo bạch hóa hồ sơ trở thành một công dân bình thường, tháng 3 năm 1975 Lý Long Thân đi HongKong và biến luôn.
Xin hết.
Chương 2 - Cuộc đụng độ giữa Đại Cathay với Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Tuớng Nguyễn Cao Kỳ.
==>
Trần Đại tuổi Thìn, sanh năm 1940 gốc miền Trung, nói giọng lơ lớ vùng Nghĩa Bình (Quảng Ngãi-Bình Định).
Ngay cả đám em út thân cận cũng không biết rõ về gia thế của Trần Đại. Hơn cả chục lần về bót, hắn khai cả chục bản lý lịch khác nhau, khi thì cha tên Lê Văn Cự, lúc thì tên Trần Văn Trự. Mẹ cũng có nhiều tên, như tên Hương rồi tên Duyên…,cha chết trong nhà tù Côn Đảo. Mẹ lấy chồng khác. Dượng ghẻ là một người thô lổ lại nghiện thuốc phiện, thường lôi Đại ra dần cho những trận đòn chí tử vì tánh ngỗ nghịch, kết bè kết đảng với trẻ bụi đời, không học hành mà chỉ đi đánh lộn, lúc 10 tuổi, Đại thôi học, bỏ nhà đi bụi đời, đánh giày, bàn báo nuôi thân.
Rạp chiếu bóng Cathay ở ngã tư Công Lý-Nguyễn Công Trứ, thuộc quận nh,ì thường xảy ra những trận ấu đả giành giựt khách đánh giày của lũ trẻ bụi đời. Trần Đại lì lợm, liều mạng, trăm trận trăm thắng với tay chân mặt mũi đầy những vết bầm tím, rướm máu, năm 14 tuổi, Đại xếp sòng khu vực rạp chiếu bóng Cathay, nên được gọi là Đại Cathay từ đó.
Đại đã từng bị tống vào Trại Giáo Hoá Thiếu Nhi, Thủ Đức, trại Tế Bần ở cầu chữ Y, đầu năm 1960, Đại trên 20 tuổi, đã trở thành ông trùm khét tiếng. Hắn bảo kê hầu hết các sòng bài, tiệm hút, vũ trường, động mãi dâm ở quận 1, ngoài những cao thủ trong làng dao búa, Đại Cathay bắt đầu quen biết với tầng lớp trí thức, con nhà gia thế, học trường Tây, như bác sĩ Nghiệp, Hoàng Sayonara (còn gọi là Hoàng Guitar), Dzách Bửu, Dzí Bửu, Hùng Đầu bò…
Trong giới nghệ sĩ, Duyên Anh là nhà văn, nhà báo nổi tiếng, đã gặp Đại Cathay và Hoàng Sayonara ở tiệm hút. Tên của hai du đảng nầy là nguồn cảm hứng để Duyên Anh sáng tác những tiểu thuyết Diệu Ru Nước Mắt (Đại Cathay), Vết Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang (Hoàng Sayonara), Trần Thị Diễm Châu (Châu Kool - Vợ của Đại tên Nhàn), đạo diễn Lê Dân đã đưa những tiểu thuyết nầy của Duyên Anh lên thành phim. Nhạc sĩ Phạm Duy và Ngọc Chánh sáng tác bản nhạc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang.
==>
1.Đại Cathay cặp kè với Đông Nhàn
Nhàn là con gái của thương gia nổi tiếng trong ngành bàn ghế ở đường Hồng Thập Tự, hiệu là Đông Nhàn, sau đổi tên thành Phan Văn Nhị, nhàn con nhà giàu, học trường Tây, yêu say đắm Đại Cathay, nhưng gia đình cấm cản, nên bỏ nhà theo Đại sống như vợ chồng, và trở thành đàn chị của hàng trăm tên giang hồ thảo khấu, câu chuyện của Nhàn được Duyên Anh đưa vào tiểu thuyết mang tên Trần Thị Diễm Châu (Châu Kool vì hút thuốc lá hiệu Kool).
A.Hoàng Sayonara
Hoàng Sayonara hay Hoàng Guitar là một tay chơi đàn nổi tiếng với bản nhạc trong phim Sayonara. Hoàng là quân sư của Đại Cathay, Sau ngày băng đảng của Đại Cathay bị hốt vào trại Cửu Sừng ở Phú Quốc, băng đảng không còn, Hoàng hàn gắn lại mối tình đầu với người yêu tên Ngọc, sống đời bình thường. Cuộc sống túng thiếu, không có việc làm vì cái quá khứ du đảng, nhất là khi vợ có bầu sắp sanh mà tiền không có. Hoàng tham gia vào một phi vụ cuối cùng là hợp tác với băng Thành Điếc, đỗ hàng PX, kiếm tiền cho vợ sanh. (PX, chữ viết tắt của Post Exchange, là những cửa hàng bán lẻ do quân đội quản lý, cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội Hoa Kỳ. Hàng miễn các thứ thuế, nên giá rẻ, và chợ trời bày bán đầy đường.), vụ bốc hàng bị quân cảnh Mỹ phát giác. Khi bắn nhau với QC Mỹ, Hoàng Guitar lãnh một băng đạn M-16 trên lưng, vết thù trên lưng ngựa hoang, đó là cảm hứng cho Phạm Duy và Ngọc Chánh sáng tác bản nhạc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang ..
===
Ngựa hoang về tới bến rồi
Cởi mở lòng ra với cõi đời
Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục
Và trên lưng nó, ôi
Còn nguyên những vết thù”.
Khi đã bước vào giang hồ, muốn rút chân ra không phải dễ.
===
===>
2.Cuộc bài trừ du đảng của Tướng Loan và Tướng Kỳ
Với chức vụ Tư lịnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan quyết tâm bài trừ du đảng. Trung Tâm Bài Trừ Du Đảng ở bên kia cầy Bình Triệu, và Biệt Đội Hình Cảnh do Đại úy Trần Kim Chi chỉ huy, theo lịnh của Tướng Loan, Biệt Đội Hình Cảnh (BĐHC) được quyền bắn hạ tại chỗ bất cứ tên du đảng nào gây án trên đường phố và chống lại cảnh sát hành sự. Sau một thời gian hoạt động, BĐHC chỉ tóm được những tên tép riêu mà thôi. Đối tượng mà cảnh sát nhắm tới là Đại Cathay thì vẫn nhởn nhơ, thách thức.
Trần Đại không cướp giật, không bị ai tố cáo nên không có đủ bằng chứng để hốt vào tù. Đóng tiền bảo kê là những người làm ăn phi pháp nên cũng không có ai thưa kiện gì cả. Giang hồ cũng có luật lệ riêng của nó, những ai phản bội thì bị trừng phạt, từ lấy thẹo cảnh cáo đến thủ tiêu, cho nên không ai dám bán rẻ anh em, vì thế nhà chức trách rất khó làm việc.
Phụ tá Tướng Loan là Trung tá Mã Sanh Nhơn đưa thơ mời ông Trần Đại đến trình diện Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia ,khi Đại đến. Tướng Nguyễn Ngọc Loan ra lịnh:
- Anh phải giải tán băng đảng. Không được lộng hành.
Trần Đại đồng ý với một điều kiện, là cho bọn đàn em được toàn quyền làm ăn hợp pháp trong việc khai thác các dịch vụ ở các kho, bến tàu bên Khánh Hội, khu vực Cầu Muối, hai bên bờ sông Tè, dưới hình thức một nghiệp đoàn bốc vác.
Một đề nghị thật là xấc láo, chơi gác chính quyền, là đòi hợp pháp hoá băng đảng dưới quyền điều khiển của tên trùm xã hội đen. Đúng là tuổi trẻ ngông cuồng không đọ sức mình cũng như châu chấu đá xe, đem trứng chọi đá vậy.
Tướng Loan tức giận tuyên bố:
- Tôi ra lịnh cho anh phải giải tán hết. Anh không có quyền điều đình, mặc cả ở đây. Ngày nào tôi còn ngồi ở chiếc ghế nầy, thì ngày đó, cái đám giang hồ cắc ké của mấy anh không còn đất sống.
Trần Đại trả lời:
- Giang hồ không có vua, tôi làm sao có quyền ra lịnh cho các băng đảng được.
Cuộc đối thoại kết thúc. Kể như Đại Cathay tuyên chiến với cảnh sát. Trần Đại không nể mặt chính quyền, tiếng tăm lại nổi lên như cồn trong giới giang hồ, và Đại Cathay không biết được thái độ đó đã đẩy hắn đến gần ngày về chầu diêm chúa.
Đại Cathay vuốt râu hùm Tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy Cảnh Sát Quốc Gia trên cả nước, lại Chỉ huy trưởng Cục An Ninh QĐ và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Đụng với Tướng Loan như vuốt râu hùm, không tránh được cọp vồ, xé xác, Một buổi tối, Đại và cả chục anh em kéo đến vũ trường Olympic, gồm có Lâm 9 ngón, Lành Cầu Muối đến quậy vũ trường nầy. Trong lúc đang vui đùa thì Biệt Đội Hình Cảnh do Thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy đến tấn công. Một trận đấu súng kinh hồn xảy ra, cả vũ trường kinh hoàng. Thiếu úy Trần Tử Thanh là tay thiện xạ, đã bắn què giò Đại Cathay. Nhờ quản lý vũ trường cúp điện, nên bọn đàn em đưa hắn chạy thoát.
Tiếp theo đó, Ban Bài Trừ Du Đảng hốt từng tên đàn em của Đại.
..,và cái chết mờ ám của Đại úy Trần Kim Chi
Bị nao núng, Đại tìm cách mua chuộc và hoãn binh. Một buổi tối, hắn bao nguyên nhà hàng Paramount, mở tiệc mời Đại úy Trần Kim Chi, Trưởng Ban Bài Trừ Du Đảng đến nhậu. Sau một tuần rượu, Đại lên tiếng:
- Nếu Đại úy chịu thả đàn em của tôi ra, thì tôi sẽ đền ơn xứng đáng.
Viên Đội trưởng Biệt Đội Hình Cảnh thẳng thừng trả lời:
- Ăn nhậu là ăn nhậu. Bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây để mua chuộc, mặc cả, thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu.
Trần Đại nhũn nhặn:
- Ồ, không không, nếu đại úy không thuận thì thôi. Còn hôm nay tôi mời đại úy đến đây là để cho anh em vui vẻ. Mời đại úy tự nhiên.
Sau bữa tiệc chừng nửa tháng, một chiếc xe be chở 5,6 thân cây to lớn, nặng nề, không rõ xuất xứ, đã bò qua, cán dẹp lép chiếc xe con cóc Citroen 2 ngựa, làm cho tài xế và Đại úy Chi chết tại chỗ trên xa lộ. Chiếc xe be chạy mất, không nhìn được bảng số.
Giang hồ lại bàn tán, chính Đại Cathay là đạo diễn tấm thảm kịch đó. Dư luận đó không chỉ làm nổi danh Đại Cathay, mà còn đưa số phận của tên trùm du đảng, càng đến gần ngày xoá tên trong danh sách của Nam Tào Bắc Đẩu, để cho Ngọc hoàng giũ sổ.
6.3. Đại úy Nguyễn Văn Thọ ra tay
Tháng 8 năm 1966, Đại úy Nguyễn Văn Thọ được cử về chỉ huy Biệt Đội Hình Cảnh, thay chỗ của Đ/U Chi vừa qua đời. BĐHC được dời về Tổng Nha CSQG.
Đ/U Thọ xin Sự vụ lịnh hành quân, rồi đích thân mở chiến dịch lớn, đem xe cây đến tận hang ổ, xúc từng tên và quét sạch bọn đàn em, đồng thời cũng túm cổ Đại Cathay, bác sĩ Nghiệp, Lâm 9 ngón, Hạnh Sún.
20 ngày sau, toàn bộ bị tống lên phi cơ vận tải C-47 đưa ra giam giữ ở Trung Tâm Hướng Nghiệp, Phú Quốc.
Ở đó, Đại Cathay đổi tên Trung Tâm Hướng Nghiệp thành Trại Cửu Sừng, bắng cách bốc đại một con mạt chược, trúng con nào thì lấy tên con đó. Cửu Sừng là điểm đến của những tên sa lưới pháp luật bởi những hành vi tội ác.
7* Kế hoạch vượt trại
7.1. Kế hoạch
Vợ của Đại và người anh tên Cảnh Alain vung tiền ra cứu Đại. Khi biết được người vợ tìm cách chạy chọt, lo lót cho Đại vượt ngục, thì tương kế tựu kế, cảnh sát giương ra cái bẩy, cố ý cho bọn du đảng vượt trại để có cơ hội trừ khử.
Vợ của Đại Cathay là một trong nhóm người thăm nuôi đầu tiên được ra Phú Quốc để gặp thân nhân.
Các chỉ huy giám thị trại được chỉ thị làm lơ cho việc trốn trại. Trong cái áo lạnh rẻ tiền mà vợ Đại mang ra, có 62 cây vàng để Đại lo lót cho vụ trốn trại.
Vợ Đại cho biết:
- Đám lính gác sẽ làm ngơ cho mọi người trốn thoát.
- Một chiếc xuồng máy chờ sẵn đưa mọi người ra khơi.
- Một tàu hải quân được bố trí để đưa mọi người về đất liền.
Sau đó tính tiếp.
7.2. Giờ hành động
12 giờ đêm ngày 7-1-1967, Đại cầm đầu đàn em thoát ra ngoài.
Theo kế hoạch, đám tù chia làm hai nhóm.
Nhóm 1. 5 người đi trước để nghi binh
Nhóm 2. Đại và Hải Sún chạy ra hướng biển.
Bất ngờ. Khi 2 nhóm vừa ra khỏi rào thì còi báo động vang lên inh ỏi. Nhóm 1 của Xì Kíp và Hùng Mỏ Chuột bị tóm cổ ngay.
Đại và Hải Sún bèn thay đổi kế hoạch, thay vì chạy ra biển, thì chạy ngược về phía Núi Tượng, nơi đó có Việt Công hoạt động.
Đến đây, không ai tận mắt trông thấy Đại Cathay và Hải Sún mất tích như thế nào cả.
Sau đó, nguồn tin có thẩm quyền tiết lộ, khi biết Đại chạy vào Núi Tượng, thì một tiểu đội biệt kích do Thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được chở từ Sài Gòn ra Phú Quốc để truy kích với khẩu lệnh là bắn hạ tại chỗ. Toán biệt kích ngụy trang trong những bộ bà ba, đội mủ tai bèo, mang dép râu, xử dụng AK-47.
Tiêu diệt xong, đắp mộ dựng bia đàng hoàng tử tế để dễ nhận diện và làm bằng chứng dư luận. Thiếu úy Trần Tử Thanh sau đó xác nhận, chính đương sự đã nổ súng hạ gục Đại Cathay.
Đang cập nhật
Dân du đảng xưa - những chuyện chưa biết về "Đại Cathay" và các băng đảng trùm du đảng tại Sài Gòn- Chợ Lớn năm xưa.
Chương 1
Từ một cậu bé bụi đời ở đường hẽm sau rạp chiếu bóng Cathay, nhờ liều mạng và lì đòn, Đại đã trở thành một trùm xã hội đen ở Sài Gòn Chợ Lớn với cái tên Đại Cathay, lúc bấy giờ, giới giang hồ đất Sài Gòn có 4 đại cao thủ, được gọi là Tứ Đại Thiên Vương, gồm có Đại, Tỳ, Cái, Thế. Đó là Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế.
Đại Cathay được xếp hàng đầu, gọi là đại ca của những đại ca trong giới giang hồ Sài Gòn. Không những là thủ lãnh của những tay du côn, du đảng, đâm thuê chém mướn, đầu trộm đuôi cướp, mà Đại Cathay còn thu phục đám trí thức, công tử con nhà gia thế, học trường Tây, và một số văn nghệ sĩ nữa.
Bên cạnh đó, nhóm Hắc đạo người Hoa trong Chợ Lớn nổi tiếng nhất là Tín Mã Nàm (Con ngựa điên) cũng hùng cứ một phương. Một rừng không thể có 2 cọp, cho nên những cuộc hỗn chiến đẫm máu, kinh hồn nổ ra để tranh giành lãnh địa, quyền lực và chia chác lợi lộc. Chiến thắng trong những trận tranh hùng đã đưa Đại Cathay trở thành ông trùm giang hồ, thời những năm 1960, nhiều huyền thoại tô vẽ Đại Cathay làm cho nhân vật nầy, vợ hắn và đàn em, trở thành những nhân vật trong tiểu thuyết, điện ảnh, âm nhạc qua những tác phẩm như Điệu Ru Nước Mắt, Vết Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang, Trần Thị Diễm Châu, đưa tên tuổi Đại Cathay lên tuyệt đỉnh trong làng dao búa.
Tánh ngổ ngáo, ngang tàng coi thường pháp luật đã giết chết tên trùm du đảng nầy. Tự xem mình như ông trời con, ra đường, Đại chễm chệ trên băng trước của chiếc Mustang mui trần, hiệu xe mà chỉ có vài chiếc ở Sài Gòn, cả chục đàn em rú ga xe gắn máy, trước mở đường, sau hộ tống, cuộc đời tội lỗi, dù có lẫy lừng đến đâu, rồi thì cũng chết trong tội lỗ
==>
1.Tứ Đại Thiên Vương Sài Gòn
Thế giới giang hồ Sài Gòn ở những năm 1960 dưới sự cai quản của 3 tay đại ca nổi tiếng, là Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế (Ba Thế). Ba Thế là một cao thủ tiếng tăm, làm chủ vũ trường Aristo trên đường Lê Lai, bên hông ga xe lửa Sài Gòn, trước sự lớn mạnh của băng Đại Cathay, 3 tay sếp sòng nầy không mấy vui lòng, sau khi ổn định tổ chức, băng đảng của Trần Đại có đến hàng trăm anh em, những đàn em xừng xỏ như Lâm Đào Già (Sau khi bị Tín Mã Nàm chém rụng một ngón tay, nên có tên là Lâm 9 ngón), Hoàng Sayonara (còn gọi là Hoàng Guitar) là quân sư, Hùng Đầu Bò, bác sĩ Nghiệp, Dzách Bửu…Ban tham mưu có đủ văn võ từ đánh đấm đến chiến lược.
Trần Đại quyết định mở rộng uy thế và địa bàn hoạt động, nên gởi thơ đến bộ ba đại ca đầu xỏ đề nghị hợp tác làm ăn, nhận được thơ, Huỳnh Tỳ chửi thề, “Nó là cái thằng nhóc năn nỉ xin được đánh giày cho tao trước kia, nó có tài cán gì mà xưng là đại ca và đòi hợp tác làm ăn”, cả ba quyết định phục kích, đánh hội đồng để triệt hạ Đại Cathay. Một bữa tiệc được tổ chức, gọi là “tiệc đề nghị kết hợp”, mời Trần Đại đến dự để bàn công việc, không chút nghi ngờ, cứ nghĩ rằng 3 tay anh chị nầy muốn qui thuận, về làm ăn chung với đại gia đình huynh đệ của mình, nên Đại ung dung, “đơn thân độc mã” đút đầu vào bẩy.
Mới lót tót lên tới cầu thang, vừa đưa tay ra bắt tay với Ba Thế, thì bất ngờ, Ba Thế nhảy lên cao, tung cú đá song phi mạnh như vũ bão, làm cho Trần Đại lộn cổ xuống thang lầu. Bốn tay em phục kích, rút dao ra chém loạn đả, tới tấp, quyết triệt hạ cho được Trần Đại. Đại chụp được chiếc ghế gỗ của bà bán thuốc lá trước cửa, vừa đở vừa tìm đường thoát thân với mình mẫy đầy thương tích, máu me thấm ướt cả áo quần, tưởng đâu mất mạng.
Trong thời gian dưỡng thương, Lâm Đào Già và Hoàng Sayonara huy động đám đàn em tổ chức bảo vệ đại ca, vì sợ bọn cô hồn bộ ba thừa thắng xông lên, tiếp tục tấn công truy sát, ngay sau khi các vết thương chưa kịp kéo da non, dù uy thế của Đại lúc đó rất lớn, có cả trăm đàn em, nhưng Trần Đại ra lịnh cho họ phải bất động, chỉ một mình Đại xách dao đi tìm, để tỉa từng người một, những kẻ đã tham gia vụ “bề hội đồng” vừa qua.
Cả ba tên Tỳ, Cái, Thế và 2 đàn em bị chém suýt toi mạng, tưởng đâu phải đi chuyến tàu suốt xuống Suối vàng, cuối cùng, 5 tên phải nhờ một lão giang hồ là Tám Lâu, có thân tình với Trần Đại, đứng ra làm trung gian dàn xếp, giảng hòa và xin Trần Đại cho họ có dịp để xin lỗi và chịu thần phục, danh xưng “Tứ Đại Thiên Vương: Đại, Tỳ, Cái, Thế” bắt nguồn từ sau bữa tiệc hòa giải hôm đó.
==>
2. Trận thư hùng giữa hai băng đảng Việt-Hoa
Chợ Lớn là thế giới riêng của người Hoa. Các bang hội như Phước Kiến, Triều Châu, Tiều, Quảng Đông… sinh hoạt riêng biệt, người Việt không thể chen chân vào. Người Hoa có khuynh hướng bao che, ít hợp tác với chính quyền, vì muốn bảo vệ đồng hương và sợ bị trả thù, giới kinh doanh người Hoa phát triển rất mạnh, nhiều đại thương gia Chợ Lớn có liên hệ với những tên tài phiệt Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cau, họ có khả năng lủng đoạn nền kinh tế VNCH với những đại xì thẩu như Lý Long Thân, Mã Tuyên, và trước kia là Chú Hỏa, Quách Đàm…
Các bang hội bầu ra một Tổng Bang Trưởng, giống như một Bố Già để lãnh đạo cộng đồng Chợ Lớn, thời đó là Mã Tuyên, một nhân vật có uy thế đến nổi Tổng thống Ngô Đình Diệm phải nhờ bảo vệ ở nhà Mã Tuyên trong đêm 1-11-1963, trước khi đến nhà thờ Cha Tam.
So với băng đảng Đại Cathay, Hắc Đạo Chợ Lớn được tổ chức chặt chẽ và hùng mạnh hơn nhiều, đứng đầu băng đảng Chợ Lớn là Tín Mã Nàm, là nhân vật thứ hai sau Hoàng Long (Rồng Vàng) là người thống lãnh chi nhánh Sài Gòn-Chợ Lớn của Hội Tam Hoàng ở Việt Nam.
==>
3. Hội Tam Hoàng
Hội Tam Hoàng là một trong những băng đảng tội phạm lớn ở Hồng Kông, có chi nhánh trên các nước có nhiều người Hoa sinh sống, như Ma Cau, Đài Loan, các khu phố Tàu (China Town) ở châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Chợ Lớn.
Nguồn gốc là tổ chức Phản Thanh Phục Minh của các dòng họ có liên quan mật thiết với triều đình nhà Minh, như Mộc Vương Phủ, mà Kim Dung nói đến trong chuyện Lộc Đỉnh Ký với nhân vật chính là Vy Tiểu Bảo, sau nầy, Hội Tam Hoàng được tổ chức bí mật, hoạt động trên mọi lãnh vực như buôn lậu vũ khí, tống tiền, mãi dâm, bắt cóc, làm hàng giả, tiền giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc…Riêng tại Hồng Kông, Hội Tam Hoàng có 50 băng đảng, quy tụ 80,000 hội viên.
A.Tín Mã Nàm
Tín Mã Nàm tên thật là Trần Hà Tư, lấy hiệu là “con ngựa điên”, người có thân hình hộ pháp, đã nhiều năm luyện tập võ Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền. Năm 17 tuổi đã hạ đo ván võ sĩ vô địch Ma Cau.
Băng đảng của Tín Mã Nàm bảo kê các sòng bài, tiệm hút, động mãi dâm, nhà hàng, vũ trường. Các cơ sở kinh doanh người Hoa trong Chợ Lớn cũng phải “đóng hụi chết” hàng tháng cho Tín Mã Nàm.
Dưới trướng của đại ca nầy có nhiều cao thủ với nhuiều thành tích về đâm thuê, chém mướn, vào tù ra khám, làm ăn bất hợp pháp, như: Sú Há, Hắc Quẩy Chảy, Quầy Thầu Hao, Cọp Chảy, Lục Chỉ, Sám Sò, Hỏi Phoòng Kin (Kim Hải Phòng).
B.Kế hoạch mở rộng lãnh địa của Đại Cathay
Sau khi cũng cố thế lực ở quận 1, quận 2, vùng Đa Kao, Tân Định, Đại Cathay quyết định mở rộng địa bàn vào vùng Chợ Lớn, Theo kế hoạch của quân sư Hoàng Sayonara, Đại mua chuộc tên đàn em của Tín Mã Nàm, vốn có chuyện bất mãn với chủ tướng, là tài pán Dương Chí, phụ trách các sòng bài ở Chợ Lớn. Tên nầy bán đứng đàn anh bằng cách lôi kéo một số lượng lớn những con bạc nặng ký, từ các sòng ở Đại Thế Giới, rạp hát Hào Huê về các sòng ở Cầu Muối do Bảy Sy phụ trách. Bảy Sy là anh vợ của Năm Cam. Sau đó, Dương Chí bỏ luôn Tín Mã Nàm về Sài Gòn mở sòng cho Đại Cathay.
Tín Mã Nàm tức giận, ra lịnh: “Tao cho quyền tụi bây chém chết mẹ “ló” mấy cái thằng “làn em” nào của Đại Cathay dám ló mặt vào Chợ Lớn”.
C.Đại Cathay ra tay hành động
Trong suốt 12 tháng liền, Đại tiếp tục đổ quân tập kích các điểm làm ăn của băng Tàu Chợ Lớn. Chém đại bất cứ ai. Tấn công nhanh, chém lẹ rồi rút lui, với mục đích là gây kinh hoàng trong đám khách. Chiến thuật của quân sư Hoàng Sayonara xem ra có kết quả, vừa gây thiệt hại nặng nề cho địch, vừa bảo vệ lực lượng của mình và quyết đánh một trận lẫy lừng.
Đích thân Đại dẫn theo 9 đàn em thuộc loại “chiến đấu” nhất, gồm những cao thủ như Ba Thế, Lâm Đào Già, Phong Khùng, Lộc Điên…chở đôi trên 5 chiếc xe gắn máy hiệu Goebel, máy Sach của Đức, là loại xe chạy nhanh nhất thời đó, so với Mobylette và Velo Solex, thần tốc tấn công vào quán cà phê trước rạp hát Hào Huê, là nơi tụ tập của băng Tín Mã Nàm. Bị tấn công bất ngờ, nhưng nhóm nầy cũng phản ứng rất nhanh. Chỉ cần bật mặt quầy lên, thì một thùng mã tấu, đoản kiếm, trường thương đủ trang bị cho cả bọn.
Nhóm Tàu Chợ Lớn phản công dữ dội. Phong Khùng và Lộc Điên lãnh thẹo nặng nề, máu phun òng ọc ướt cả áo quần. Lâm Đào Già bị chém văng mất một ngón tay, nên từ đó, đổi tên thành Lâm 9 ngón, cuộc tập kích không thành công trọn vẹn, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, nhưng sau trận ra quân ác liệt đó, uy tín Đại Cathay lên cao trong giới giang hồ Sài Gòn-Chợ Lớn, sau đó, Tín Mã Nàm rơi vào tình trạng tuyệt vọng do công việc làm ăn xuống dốc thê thảm vì khách không dám bén mảng đến Chợ Lớn, sợ bị lãnh thẹo oan mạng.
Tín Mã Nàm hận thấu xương, nhưng không có con đường nào khác hơn là cử người mời Trần Đại lên nhà hàng Đồng Khánh để thương lượng, quân sư Hoàng Sayonara và Lâm 9 ngón khuyên Trần Đại đừng vào hang cọp. Coi chừng bị mắc bẩy, nhưng Đại Cathay nổi máu “anh hùng”, quyết định nhận lời lên nhà hàng Đồng Khánh theo y hẹn, để tài xế ngoài cửa, Đại một mình, tay không, lên lầu hội kiến với Tín Mã Nàm.
Một bàn tiệc dọn sẵn. Thủ lãnh người Tàu cùng với một “đội múa lân” gồm mười mấy tên, mặt nào cũng có ngầu, gườm gườm nhìn Đại ung dung bước vào bàn tiệc. Một tên đàn em, thấy Đại đi một mình, là thời cơ thuận tiện, nên xổ một tràng tiếng Tàu, đề nghị chủ tướng ra tay luộc con mồi đem ra nhậu.
Nhìn cử chỉ của Trần Đại, con ngựa điên thầm phục. Tay đại ca vùng Chợ Lớn nhượng bộ, đồng ý giao khu vực từ chợ Nancy ra Sài Gòn cho Đại toàn toàn quyền quản lý. Phần địa bàn Chợ Lớn, thì đàn em của Đại được mở sòng, mở động ở những nơi nào không có cơ sở của người Hoa. Riêng khu chợ Sắt, chợ Tân Thành và đường hẽm 100 là vùng tuyệt đối không được xâm phạm, vì đó là giang sơn của Tín Mã Nàm và là nơi mà vợ bé của hắn đang sinh sống.
Thế là xong một hợp đồng nhượng địa, tuy không có chữ ký, nhưng giang hồ cam kết thì được nghiêm chỉnh thi hành.
Hai ly rượu mừng nâng lên. Uống cạn và Đại Cathay ngự trị trong thế giới ngầm.
Xin tạm hết.
Từ một cậu bé bụi đời ở đường hẽm sau rạp chiếu bóng Cathay, nhờ liều mạng và lì đòn, Đại đã trở thành một trùm xã hội đen ở Sài Gòn Chợ Lớn với cái tên Đại Cathay, lúc bấy giờ, giới giang hồ đất Sài Gòn có 4 đại cao thủ, được gọi là Tứ Đại Thiên Vương, gồm có Đại, Tỳ, Cái, Thế. Đó là Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế.
Đại Cathay được xếp hàng đầu, gọi là đại ca của những đại ca trong giới giang hồ Sài Gòn. Không những là thủ lãnh của những tay du côn, du đảng, đâm thuê chém mướn, đầu trộm đuôi cướp, mà Đại Cathay còn thu phục đám trí thức, công tử con nhà gia thế, học trường Tây, và một số văn nghệ sĩ nữa.
Bên cạnh đó, nhóm Hắc đạo người Hoa trong Chợ Lớn nổi tiếng nhất là Tín Mã Nàm (Con ngựa điên) cũng hùng cứ một phương. Một rừng không thể có 2 cọp, cho nên những cuộc hỗn chiến đẫm máu, kinh hồn nổ ra để tranh giành lãnh địa, quyền lực và chia chác lợi lộc. Chiến thắng trong những trận tranh hùng đã đưa Đại Cathay trở thành ông trùm giang hồ, thời những năm 1960, nhiều huyền thoại tô vẽ Đại Cathay làm cho nhân vật nầy, vợ hắn và đàn em, trở thành những nhân vật trong tiểu thuyết, điện ảnh, âm nhạc qua những tác phẩm như Điệu Ru Nước Mắt, Vết Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang, Trần Thị Diễm Châu, đưa tên tuổi Đại Cathay lên tuyệt đỉnh trong làng dao búa.
Tánh ngổ ngáo, ngang tàng coi thường pháp luật đã giết chết tên trùm du đảng nầy. Tự xem mình như ông trời con, ra đường, Đại chễm chệ trên băng trước của chiếc Mustang mui trần, hiệu xe mà chỉ có vài chiếc ở Sài Gòn, cả chục đàn em rú ga xe gắn máy, trước mở đường, sau hộ tống, cuộc đời tội lỗi, dù có lẫy lừng đến đâu, rồi thì cũng chết trong tội lỗ
==>
1.Tứ Đại Thiên Vương Sài Gòn
Thế giới giang hồ Sài Gòn ở những năm 1960 dưới sự cai quản của 3 tay đại ca nổi tiếng, là Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế (Ba Thế). Ba Thế là một cao thủ tiếng tăm, làm chủ vũ trường Aristo trên đường Lê Lai, bên hông ga xe lửa Sài Gòn, trước sự lớn mạnh của băng Đại Cathay, 3 tay sếp sòng nầy không mấy vui lòng, sau khi ổn định tổ chức, băng đảng của Trần Đại có đến hàng trăm anh em, những đàn em xừng xỏ như Lâm Đào Già (Sau khi bị Tín Mã Nàm chém rụng một ngón tay, nên có tên là Lâm 9 ngón), Hoàng Sayonara (còn gọi là Hoàng Guitar) là quân sư, Hùng Đầu Bò, bác sĩ Nghiệp, Dzách Bửu…Ban tham mưu có đủ văn võ từ đánh đấm đến chiến lược.
Trần Đại quyết định mở rộng uy thế và địa bàn hoạt động, nên gởi thơ đến bộ ba đại ca đầu xỏ đề nghị hợp tác làm ăn, nhận được thơ, Huỳnh Tỳ chửi thề, “Nó là cái thằng nhóc năn nỉ xin được đánh giày cho tao trước kia, nó có tài cán gì mà xưng là đại ca và đòi hợp tác làm ăn”, cả ba quyết định phục kích, đánh hội đồng để triệt hạ Đại Cathay. Một bữa tiệc được tổ chức, gọi là “tiệc đề nghị kết hợp”, mời Trần Đại đến dự để bàn công việc, không chút nghi ngờ, cứ nghĩ rằng 3 tay anh chị nầy muốn qui thuận, về làm ăn chung với đại gia đình huynh đệ của mình, nên Đại ung dung, “đơn thân độc mã” đút đầu vào bẩy.
Mới lót tót lên tới cầu thang, vừa đưa tay ra bắt tay với Ba Thế, thì bất ngờ, Ba Thế nhảy lên cao, tung cú đá song phi mạnh như vũ bão, làm cho Trần Đại lộn cổ xuống thang lầu. Bốn tay em phục kích, rút dao ra chém loạn đả, tới tấp, quyết triệt hạ cho được Trần Đại. Đại chụp được chiếc ghế gỗ của bà bán thuốc lá trước cửa, vừa đở vừa tìm đường thoát thân với mình mẫy đầy thương tích, máu me thấm ướt cả áo quần, tưởng đâu mất mạng.
Trong thời gian dưỡng thương, Lâm Đào Già và Hoàng Sayonara huy động đám đàn em tổ chức bảo vệ đại ca, vì sợ bọn cô hồn bộ ba thừa thắng xông lên, tiếp tục tấn công truy sát, ngay sau khi các vết thương chưa kịp kéo da non, dù uy thế của Đại lúc đó rất lớn, có cả trăm đàn em, nhưng Trần Đại ra lịnh cho họ phải bất động, chỉ một mình Đại xách dao đi tìm, để tỉa từng người một, những kẻ đã tham gia vụ “bề hội đồng” vừa qua.
Cả ba tên Tỳ, Cái, Thế và 2 đàn em bị chém suýt toi mạng, tưởng đâu phải đi chuyến tàu suốt xuống Suối vàng, cuối cùng, 5 tên phải nhờ một lão giang hồ là Tám Lâu, có thân tình với Trần Đại, đứng ra làm trung gian dàn xếp, giảng hòa và xin Trần Đại cho họ có dịp để xin lỗi và chịu thần phục, danh xưng “Tứ Đại Thiên Vương: Đại, Tỳ, Cái, Thế” bắt nguồn từ sau bữa tiệc hòa giải hôm đó.
==>
2. Trận thư hùng giữa hai băng đảng Việt-Hoa
Chợ Lớn là thế giới riêng của người Hoa. Các bang hội như Phước Kiến, Triều Châu, Tiều, Quảng Đông… sinh hoạt riêng biệt, người Việt không thể chen chân vào. Người Hoa có khuynh hướng bao che, ít hợp tác với chính quyền, vì muốn bảo vệ đồng hương và sợ bị trả thù, giới kinh doanh người Hoa phát triển rất mạnh, nhiều đại thương gia Chợ Lớn có liên hệ với những tên tài phiệt Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cau, họ có khả năng lủng đoạn nền kinh tế VNCH với những đại xì thẩu như Lý Long Thân, Mã Tuyên, và trước kia là Chú Hỏa, Quách Đàm…
Các bang hội bầu ra một Tổng Bang Trưởng, giống như một Bố Già để lãnh đạo cộng đồng Chợ Lớn, thời đó là Mã Tuyên, một nhân vật có uy thế đến nổi Tổng thống Ngô Đình Diệm phải nhờ bảo vệ ở nhà Mã Tuyên trong đêm 1-11-1963, trước khi đến nhà thờ Cha Tam.
So với băng đảng Đại Cathay, Hắc Đạo Chợ Lớn được tổ chức chặt chẽ và hùng mạnh hơn nhiều, đứng đầu băng đảng Chợ Lớn là Tín Mã Nàm, là nhân vật thứ hai sau Hoàng Long (Rồng Vàng) là người thống lãnh chi nhánh Sài Gòn-Chợ Lớn của Hội Tam Hoàng ở Việt Nam.
==>
3. Hội Tam Hoàng
Hội Tam Hoàng là một trong những băng đảng tội phạm lớn ở Hồng Kông, có chi nhánh trên các nước có nhiều người Hoa sinh sống, như Ma Cau, Đài Loan, các khu phố Tàu (China Town) ở châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Chợ Lớn.
Nguồn gốc là tổ chức Phản Thanh Phục Minh của các dòng họ có liên quan mật thiết với triều đình nhà Minh, như Mộc Vương Phủ, mà Kim Dung nói đến trong chuyện Lộc Đỉnh Ký với nhân vật chính là Vy Tiểu Bảo, sau nầy, Hội Tam Hoàng được tổ chức bí mật, hoạt động trên mọi lãnh vực như buôn lậu vũ khí, tống tiền, mãi dâm, bắt cóc, làm hàng giả, tiền giả, cho vay nặng lãi, cờ bạc…Riêng tại Hồng Kông, Hội Tam Hoàng có 50 băng đảng, quy tụ 80,000 hội viên.
A.Tín Mã Nàm
Tín Mã Nàm tên thật là Trần Hà Tư, lấy hiệu là “con ngựa điên”, người có thân hình hộ pháp, đã nhiều năm luyện tập võ Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền. Năm 17 tuổi đã hạ đo ván võ sĩ vô địch Ma Cau.
Băng đảng của Tín Mã Nàm bảo kê các sòng bài, tiệm hút, động mãi dâm, nhà hàng, vũ trường. Các cơ sở kinh doanh người Hoa trong Chợ Lớn cũng phải “đóng hụi chết” hàng tháng cho Tín Mã Nàm.
Dưới trướng của đại ca nầy có nhiều cao thủ với nhuiều thành tích về đâm thuê, chém mướn, vào tù ra khám, làm ăn bất hợp pháp, như: Sú Há, Hắc Quẩy Chảy, Quầy Thầu Hao, Cọp Chảy, Lục Chỉ, Sám Sò, Hỏi Phoòng Kin (Kim Hải Phòng).
B.Kế hoạch mở rộng lãnh địa của Đại Cathay
Sau khi cũng cố thế lực ở quận 1, quận 2, vùng Đa Kao, Tân Định, Đại Cathay quyết định mở rộng địa bàn vào vùng Chợ Lớn, Theo kế hoạch của quân sư Hoàng Sayonara, Đại mua chuộc tên đàn em của Tín Mã Nàm, vốn có chuyện bất mãn với chủ tướng, là tài pán Dương Chí, phụ trách các sòng bài ở Chợ Lớn. Tên nầy bán đứng đàn anh bằng cách lôi kéo một số lượng lớn những con bạc nặng ký, từ các sòng ở Đại Thế Giới, rạp hát Hào Huê về các sòng ở Cầu Muối do Bảy Sy phụ trách. Bảy Sy là anh vợ của Năm Cam. Sau đó, Dương Chí bỏ luôn Tín Mã Nàm về Sài Gòn mở sòng cho Đại Cathay.
Tín Mã Nàm tức giận, ra lịnh: “Tao cho quyền tụi bây chém chết mẹ “ló” mấy cái thằng “làn em” nào của Đại Cathay dám ló mặt vào Chợ Lớn”.
C.Đại Cathay ra tay hành động
Trong suốt 12 tháng liền, Đại tiếp tục đổ quân tập kích các điểm làm ăn của băng Tàu Chợ Lớn. Chém đại bất cứ ai. Tấn công nhanh, chém lẹ rồi rút lui, với mục đích là gây kinh hoàng trong đám khách. Chiến thuật của quân sư Hoàng Sayonara xem ra có kết quả, vừa gây thiệt hại nặng nề cho địch, vừa bảo vệ lực lượng của mình và quyết đánh một trận lẫy lừng.
Đích thân Đại dẫn theo 9 đàn em thuộc loại “chiến đấu” nhất, gồm những cao thủ như Ba Thế, Lâm Đào Già, Phong Khùng, Lộc Điên…chở đôi trên 5 chiếc xe gắn máy hiệu Goebel, máy Sach của Đức, là loại xe chạy nhanh nhất thời đó, so với Mobylette và Velo Solex, thần tốc tấn công vào quán cà phê trước rạp hát Hào Huê, là nơi tụ tập của băng Tín Mã Nàm. Bị tấn công bất ngờ, nhưng nhóm nầy cũng phản ứng rất nhanh. Chỉ cần bật mặt quầy lên, thì một thùng mã tấu, đoản kiếm, trường thương đủ trang bị cho cả bọn.
Nhóm Tàu Chợ Lớn phản công dữ dội. Phong Khùng và Lộc Điên lãnh thẹo nặng nề, máu phun òng ọc ướt cả áo quần. Lâm Đào Già bị chém văng mất một ngón tay, nên từ đó, đổi tên thành Lâm 9 ngón, cuộc tập kích không thành công trọn vẹn, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, nhưng sau trận ra quân ác liệt đó, uy tín Đại Cathay lên cao trong giới giang hồ Sài Gòn-Chợ Lớn, sau đó, Tín Mã Nàm rơi vào tình trạng tuyệt vọng do công việc làm ăn xuống dốc thê thảm vì khách không dám bén mảng đến Chợ Lớn, sợ bị lãnh thẹo oan mạng.
Tín Mã Nàm hận thấu xương, nhưng không có con đường nào khác hơn là cử người mời Trần Đại lên nhà hàng Đồng Khánh để thương lượng, quân sư Hoàng Sayonara và Lâm 9 ngón khuyên Trần Đại đừng vào hang cọp. Coi chừng bị mắc bẩy, nhưng Đại Cathay nổi máu “anh hùng”, quyết định nhận lời lên nhà hàng Đồng Khánh theo y hẹn, để tài xế ngoài cửa, Đại một mình, tay không, lên lầu hội kiến với Tín Mã Nàm.
Một bàn tiệc dọn sẵn. Thủ lãnh người Tàu cùng với một “đội múa lân” gồm mười mấy tên, mặt nào cũng có ngầu, gườm gườm nhìn Đại ung dung bước vào bàn tiệc. Một tên đàn em, thấy Đại đi một mình, là thời cơ thuận tiện, nên xổ một tràng tiếng Tàu, đề nghị chủ tướng ra tay luộc con mồi đem ra nhậu.
Nhìn cử chỉ của Trần Đại, con ngựa điên thầm phục. Tay đại ca vùng Chợ Lớn nhượng bộ, đồng ý giao khu vực từ chợ Nancy ra Sài Gòn cho Đại toàn toàn quyền quản lý. Phần địa bàn Chợ Lớn, thì đàn em của Đại được mở sòng, mở động ở những nơi nào không có cơ sở của người Hoa. Riêng khu chợ Sắt, chợ Tân Thành và đường hẽm 100 là vùng tuyệt đối không được xâm phạm, vì đó là giang sơn của Tín Mã Nàm và là nơi mà vợ bé của hắn đang sinh sống.
Thế là xong một hợp đồng nhượng địa, tuy không có chữ ký, nhưng giang hồ cam kết thì được nghiêm chỉnh thi hành.
Hai ly rượu mừng nâng lên. Uống cạn và Đại Cathay ngự trị trong thế giới ngầm.
Xin tạm hết.
Tuesday, March 13, 2018
Ga Xe Lửa Sài Gòn – Biên Hòa - Sài gòn Xưa
Ga xe lửa luôn sống trong trí nhớ của
tôi. Đó là khoảng thời gian tôi tám tuổi, Ba dẫn tôi đi “du lịch” một
vòng thành phố. Khởi hành từ chợ Hòa Hưng bằng xe thổ mộ đến Vườn Tao
Đàn, rồi cuốc bộ ra chợ Bến Thành, băng qua cầu vượt ngang Bùng binh
Quách Thị Trang đến Ga xe lửa Sài Gòn. Cuối cùng tản bộ ra bến Bạch Đằng
hóng mát, đứng xem con phà Thủ Thiêm. Từ đó, lại đi xe xích lô máy về
nhà. Với một đứa nhỏ, lần đầu tiên trong đời có dịp đi chơi Sài Gòn thì
chuyến đi thật là thú vị.
Nhưng điều thú vị nhất là lần đầu tiên thấy được đoàn xe lửa thật. Máy bay trên trời thì tôi đã biết, còn xe lửa thì chỉ nhìn thấy trong phim, nên khi tận mắt nhìn đoàn xe dài ngoằng nằm trên sân ga, lòng tôi thật háo hức. Ga xe lửa Sài Gòn thời đó không nhộn nhịp hành khách đi tàu cho lắm. Có bến xe lô nằm dọc theo vách tường gạch tô xi măng trên đường Lê Lai kéo dài đến Ngã Sáu Phù Ðổng. Tôi còn bé, đứng trong nhà ga bán vé, nhón chân nhìn qua cửa sổ thông thoáng thấy một đầu máy xe lửa từ phía bên kia sân ga chạy đến, ráp nối vào đoàn tàu thân gỗ sơn màu xanh đậm, chuẩn bị khởi hành cho tuyến Sài Gòn – Tuy Hòa. Hành khách tay xách nách mang hành lý lỉnh kỉnh bước vào sân ga. Nhưng rồi chuyến tàu không chuyển bánh, loa phóng thanh thông báo: “Ðoạn đường Ninh Hòa bị mìn, tàu chỉ đến Nha Trang, hành khách nào đi Tuy Hòa xin trở lại phòng trả vé.” Hành khách nhốn nháo, kẻ đứng chờ, người thất vọng về quê không được, đành lủi thủi quay về.
Ba tôi không nói gì về tình huống bấy giờ, về chiến tranh đang diễn ra mà chỉ giải thích xe lửa ngày nay chạy bằng dầu diesel, chứ không còn chạy bằng củi than đốt như ngày xưa nữa nên không còn nghe tiếng xình xịch. Và tôi cũng chẳng để tâm đến những tiếng thở than của số hành khách hụt chuyến về quê, trong đầu tôi chỉ tồn tại hình ảnh của đoàn tàu xe lửa. Ðầu tàu xe lửa thật lạ lẫm, không giống xe lửa trong phim cao bồi Montana mỗi tuần tôi đều xem trên truyền hình. Ðoàn tàu trong phim trông oai phong hơn nhiều với cái đầu máy thon tròn nhả từng cụm khói trắng mỗi khi kéo còi từng hồi. Và hình dáng đầu máy cổ xưa ấy, tôi đã có dịp bắt gặp nằm trên đường ray không còn hoạt động vào thuở tôi lên học đệ thất. Thường thì tôi đi bộ từ nhà đến trường theo đường Lê Văn Duyệt. Nhưng quen với mấy thằng bạn cùng lớp sống trong con hẻm ra ga Hòa Hưng gần rạp hát Thanh Vân nên tụi nó chỉ cho tôi đi con đường tắt dọc theo đường xe lửa băng qua mấy con hẻm nhỏ thông ra đường Nguyễn Thông đến trường nhanh hơn.
Nói là đường xe lửa nhưng đó chính là khu vực ga Hòa Hưng. Một khoảng đất rất lớn chạy dài từ depot Cống Bà Xếp đến cuối đường Nguyễn Thông, bề ngang lúc to lúc nhỏ, có chỗ rộng đến năm sáu chục mét, có nhiều đường ray phụ và chỗ bẻ ghi để đầu máy đổi đường kết nối kéo những toa tàu nhập vào đường chính. Chính khu vực đường xe lửa này để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khoảng thời gian đầu cấp hai. Ðó là nơi của bọn học trò chúng tôi trong ngày học Thứ Sáu cuối tuần trống tiết được về sớm. Chúng tôi thường đi rảo theo đường ray, nhổ cỏ gà đá độ kẹo chewing-gum trên giàn dây thun căng ra giữa hai cây đinh cắm ngay trên nền đất. Có khi nổi hứng chơi trò cao bồi ngay trong những toa goòng xe cũ kỹ, nhảy lên chiếm lĩnh đầu máy hơi nước, miệng bắn súng ì xèo. Nhưng rồi cũng chỉ vài lần thì chúng tôi từ bỏ nơi đây vì chuyện “giang hồ” trẻ con giống như những nhân vật trong truyện “Dzũng Ðakao” của nhà văn Duyên Anh mà tôi đã đọc từ hồi học lớp năm.
Chúng tôi chẳng biết “địa bàn” là của ai. Ðó chỉ là một bãi toa goòng cũ nát, bên trong còn một ít băng ghế gỗ đâu lưng vào nhau. Lần đó chúng tôi chưa kịp bày trò thì bị một nhóm khác năm sáu đứa chừng bằng hoặc lớn hơn chúng tôi một hai tuổi, mặt mày trông bặm trợn “bao vây”. “Tụi bây ở đâu tới đây, quậy phá địa bàn tụi tao?” Mấy thằng tui im re. Một thằng trong nhóm chúng tôi gân cổ lên tiếng: “Dạ, tụi em là học sinh đi học về chơi đùa một chút, chứ đâu có quậy phá gì đâu, đại ca.” “Im miệng! Ai là đại ca của tụi bây.” “Tụi em đâu có ai làm đại ca, tất cả đều là bạn học.” “Thằng ngu! Ý tao nói tao không phải là đại ca của tụi bây, đừng có bắt quàng làm họ. Cấm tụi bây lảng vảng khu vực này. Chỗ này là của tụi tao, dân chơi hẻm số Hai, nghe rõ không?” Thằng bạn cãi lý: “Từ nào giờ em nghe nói dân chơi Cầu Ba Cẳng, chứ đâu nghe nói dân chơi hẻm số Hai đâu đại ca.” “Hẻm số Hai là hẻm số Hai. Con hẻm nhỏ đối diện với cái cổng Biệt Khu Thủ Ðô đó, biết chưa?” Thằng bạn lí nhí trong miệng: “Dạ… dạ, biết rồi. Thôi tụi em về, không đến đây chơi nữa.” “Ðứng lại, dễ tha như vậy sao. Tụi bây đâu, tịch thu ‘vũ khí’ của tụi nó cho tao.” Một thằng trong nhóm tụi tui buột miệng: “À đù…, tụi em đâu có vũ khí gì đâu.” “Mày nói gì? Nói lại coi. Không có đù đưa cù cưa gì hết. Tụi bây lục cặp tụi nó, tịch thu bút máy cho tao.”
Chúng tôi mất hết bút viết. Có thằng mất cây Parker đắt tiền, còn tôi mất toi cây Pilot mới mua. Men theo đường tàu về xóm ga Hòa Hưng, thằng bạn bây giờ mới nổ văng miểng: “Nó mà lạng quạng xuống Cống Bà Xếp thì tao kêu mấy thằng bạn ở đó cho nó một trận.” “Thôi đi tám. Mày chỉ dám “bạc co” tay đôi ‘miệng’ với nó thôi chứ làm được gì!” Nói xẵng bực mình ngoài miệng, chứ trong lòng tôi không bực dọc tụi du côn ăn hiếp mà lại lo lắng không biết nói sao với Má tôi để xin tiền mua cây bút mới, rồi cũng từ thời gian này, chiến tranh ngày càng lan rộng. Mấy năm sau đường xe lửa miền Trung thu hẹp dần cho đến khi chỉ còn hoạt động tuyến Sài Gòn – Biên Hòa – Long Khánh, rồi chấm dứt luôn trong một thời gian ngắn sau năm 1975. Tôi không còn sang hẻm ga Hòa Hưng vui chơi cùng bạn bè đi dọc theo những thanh tà vẹt dựng thành tường rào nhà ga, vạch cỏ để bắt dế than dế lửa cho những trận đá dế say sưa. Bọn học sinh chúng tôi mỗi người một ngả, tôi lên cấp ba học trường ở trung tâm Sài Gòn phải đi bằng xe đạp. Những ngày tháng đó lòng lúc nào cũng hoang mang không biết tương lai rồi sẽ ra sao!
Tôi nhớ khi ấy, xe lửa không còn hoạt động ở ga xe lửa Sài Gòn mà di chuyển về ga Hòa Hưng. Tuy vậy, vẫn những đoàn tàu năm sáu toa xe goòng vẫn còn hoạt động ngay trung tâm thành phố, qua lại trên đường ray cũ, không chỉ từ ga Sài Gòn mà còn chạy ra đến cảng Sài Gòn theo đường ray chạy giữa đại lộ Hàm Nghi, quẹo qua Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu sau này) rồi chạy ra Cảng Sài Gòn. Nghe người ta nói là xe lửa ra cảng nhận bo bo do Liên Xô viện trợ bổ sung, đây là thời kỳ ăn độn của dân Sài Gòn. Tôi còn nhớ mỗi ngày đi học về, vẫn thường bị kẹt xe khi đoàn xe lửa chạy cắt ngang qua các con đường trong trung tâm thành phố trên đường Cách Mạng Tháng Tám, tức Lê Văn Duyệt cũ. Ðến năm 1978, ga Sài Gòn dời tạm về ga Bình Triệu để sửa chữa lại ga Hòa Hưng nhỏ bé thành ga hành khách rộng lớn, lấy theo tên cũ là ga Sài Gòn. Như vậy, nhà ga Sài Gòn do Pháp xây dựng đầu tiên ở khu vực Chợ Cũ, sau hơn trăm năm phải đổi chỗ ba lần.
Việc thay đổi vị trí từ ga Sài Gòn về ga Hòa Hưng vào thời gian đó xem ra hợp lý vì dân số thành phố chưa gia tăng. Hơn nữa có depot Cống Bà Xếp xây dựng từ những năm 50, diện tích rộng rãi, đầy đủ cơ xưởng sửa chữa, tu bổ đường sắt. Ga Sài Gòn được khánh thành năm 1983, những con hẻm thông với đường Nguyễn Thông khi xưa biến mất, nối liền con đường nhỏ trở thành đường lớn thông ra Cống Bà Xếp. Ðầu máy xe lửa cổ xưa cũng không biết bị dời đi đâu. Bên ngoài không xa sân ga là chợ trời mua bán đồ sứ, chén kiểu nhập từ Trung Quốc làm khu vực ga Sài Gòn càng nhộn nhịp hơn.
Riêng tôi chẳng cần phải phân biệt ga Sài Gòn hay ga Hòa Hưng làm gì vì Hòa Hưng cũng là Sài Gòn mà thôi. Hơn nữa cả hai nhà ga là nơi để lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Nhưng chắc những người tuổi từ 60 trở về trước, ít nhiều trong lòng hẳn còn vương vấn nỗi niềm với những đoàn tàu trên sân ga Sài Gòn. Từ sân ga trăm tuổi nằm giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ một thời có đường xe lửa đi Mỹ Tho, các tỉnh miền Trung và Ðà Lạt, trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm vẫn để lại dấu ấn khó phôi pha trong miền ký ức.
Xin hết.
Nhưng điều thú vị nhất là lần đầu tiên thấy được đoàn xe lửa thật. Máy bay trên trời thì tôi đã biết, còn xe lửa thì chỉ nhìn thấy trong phim, nên khi tận mắt nhìn đoàn xe dài ngoằng nằm trên sân ga, lòng tôi thật háo hức. Ga xe lửa Sài Gòn thời đó không nhộn nhịp hành khách đi tàu cho lắm. Có bến xe lô nằm dọc theo vách tường gạch tô xi măng trên đường Lê Lai kéo dài đến Ngã Sáu Phù Ðổng. Tôi còn bé, đứng trong nhà ga bán vé, nhón chân nhìn qua cửa sổ thông thoáng thấy một đầu máy xe lửa từ phía bên kia sân ga chạy đến, ráp nối vào đoàn tàu thân gỗ sơn màu xanh đậm, chuẩn bị khởi hành cho tuyến Sài Gòn – Tuy Hòa. Hành khách tay xách nách mang hành lý lỉnh kỉnh bước vào sân ga. Nhưng rồi chuyến tàu không chuyển bánh, loa phóng thanh thông báo: “Ðoạn đường Ninh Hòa bị mìn, tàu chỉ đến Nha Trang, hành khách nào đi Tuy Hòa xin trở lại phòng trả vé.” Hành khách nhốn nháo, kẻ đứng chờ, người thất vọng về quê không được, đành lủi thủi quay về.
Ba tôi không nói gì về tình huống bấy giờ, về chiến tranh đang diễn ra mà chỉ giải thích xe lửa ngày nay chạy bằng dầu diesel, chứ không còn chạy bằng củi than đốt như ngày xưa nữa nên không còn nghe tiếng xình xịch. Và tôi cũng chẳng để tâm đến những tiếng thở than của số hành khách hụt chuyến về quê, trong đầu tôi chỉ tồn tại hình ảnh của đoàn tàu xe lửa. Ðầu tàu xe lửa thật lạ lẫm, không giống xe lửa trong phim cao bồi Montana mỗi tuần tôi đều xem trên truyền hình. Ðoàn tàu trong phim trông oai phong hơn nhiều với cái đầu máy thon tròn nhả từng cụm khói trắng mỗi khi kéo còi từng hồi. Và hình dáng đầu máy cổ xưa ấy, tôi đã có dịp bắt gặp nằm trên đường ray không còn hoạt động vào thuở tôi lên học đệ thất. Thường thì tôi đi bộ từ nhà đến trường theo đường Lê Văn Duyệt. Nhưng quen với mấy thằng bạn cùng lớp sống trong con hẻm ra ga Hòa Hưng gần rạp hát Thanh Vân nên tụi nó chỉ cho tôi đi con đường tắt dọc theo đường xe lửa băng qua mấy con hẻm nhỏ thông ra đường Nguyễn Thông đến trường nhanh hơn.
Nói là đường xe lửa nhưng đó chính là khu vực ga Hòa Hưng. Một khoảng đất rất lớn chạy dài từ depot Cống Bà Xếp đến cuối đường Nguyễn Thông, bề ngang lúc to lúc nhỏ, có chỗ rộng đến năm sáu chục mét, có nhiều đường ray phụ và chỗ bẻ ghi để đầu máy đổi đường kết nối kéo những toa tàu nhập vào đường chính. Chính khu vực đường xe lửa này để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khoảng thời gian đầu cấp hai. Ðó là nơi của bọn học trò chúng tôi trong ngày học Thứ Sáu cuối tuần trống tiết được về sớm. Chúng tôi thường đi rảo theo đường ray, nhổ cỏ gà đá độ kẹo chewing-gum trên giàn dây thun căng ra giữa hai cây đinh cắm ngay trên nền đất. Có khi nổi hứng chơi trò cao bồi ngay trong những toa goòng xe cũ kỹ, nhảy lên chiếm lĩnh đầu máy hơi nước, miệng bắn súng ì xèo. Nhưng rồi cũng chỉ vài lần thì chúng tôi từ bỏ nơi đây vì chuyện “giang hồ” trẻ con giống như những nhân vật trong truyện “Dzũng Ðakao” của nhà văn Duyên Anh mà tôi đã đọc từ hồi học lớp năm.
Chúng tôi chẳng biết “địa bàn” là của ai. Ðó chỉ là một bãi toa goòng cũ nát, bên trong còn một ít băng ghế gỗ đâu lưng vào nhau. Lần đó chúng tôi chưa kịp bày trò thì bị một nhóm khác năm sáu đứa chừng bằng hoặc lớn hơn chúng tôi một hai tuổi, mặt mày trông bặm trợn “bao vây”. “Tụi bây ở đâu tới đây, quậy phá địa bàn tụi tao?” Mấy thằng tui im re. Một thằng trong nhóm chúng tôi gân cổ lên tiếng: “Dạ, tụi em là học sinh đi học về chơi đùa một chút, chứ đâu có quậy phá gì đâu, đại ca.” “Im miệng! Ai là đại ca của tụi bây.” “Tụi em đâu có ai làm đại ca, tất cả đều là bạn học.” “Thằng ngu! Ý tao nói tao không phải là đại ca của tụi bây, đừng có bắt quàng làm họ. Cấm tụi bây lảng vảng khu vực này. Chỗ này là của tụi tao, dân chơi hẻm số Hai, nghe rõ không?” Thằng bạn cãi lý: “Từ nào giờ em nghe nói dân chơi Cầu Ba Cẳng, chứ đâu nghe nói dân chơi hẻm số Hai đâu đại ca.” “Hẻm số Hai là hẻm số Hai. Con hẻm nhỏ đối diện với cái cổng Biệt Khu Thủ Ðô đó, biết chưa?” Thằng bạn lí nhí trong miệng: “Dạ… dạ, biết rồi. Thôi tụi em về, không đến đây chơi nữa.” “Ðứng lại, dễ tha như vậy sao. Tụi bây đâu, tịch thu ‘vũ khí’ của tụi nó cho tao.” Một thằng trong nhóm tụi tui buột miệng: “À đù…, tụi em đâu có vũ khí gì đâu.” “Mày nói gì? Nói lại coi. Không có đù đưa cù cưa gì hết. Tụi bây lục cặp tụi nó, tịch thu bút máy cho tao.”
Chúng tôi mất hết bút viết. Có thằng mất cây Parker đắt tiền, còn tôi mất toi cây Pilot mới mua. Men theo đường tàu về xóm ga Hòa Hưng, thằng bạn bây giờ mới nổ văng miểng: “Nó mà lạng quạng xuống Cống Bà Xếp thì tao kêu mấy thằng bạn ở đó cho nó một trận.” “Thôi đi tám. Mày chỉ dám “bạc co” tay đôi ‘miệng’ với nó thôi chứ làm được gì!” Nói xẵng bực mình ngoài miệng, chứ trong lòng tôi không bực dọc tụi du côn ăn hiếp mà lại lo lắng không biết nói sao với Má tôi để xin tiền mua cây bút mới, rồi cũng từ thời gian này, chiến tranh ngày càng lan rộng. Mấy năm sau đường xe lửa miền Trung thu hẹp dần cho đến khi chỉ còn hoạt động tuyến Sài Gòn – Biên Hòa – Long Khánh, rồi chấm dứt luôn trong một thời gian ngắn sau năm 1975. Tôi không còn sang hẻm ga Hòa Hưng vui chơi cùng bạn bè đi dọc theo những thanh tà vẹt dựng thành tường rào nhà ga, vạch cỏ để bắt dế than dế lửa cho những trận đá dế say sưa. Bọn học sinh chúng tôi mỗi người một ngả, tôi lên cấp ba học trường ở trung tâm Sài Gòn phải đi bằng xe đạp. Những ngày tháng đó lòng lúc nào cũng hoang mang không biết tương lai rồi sẽ ra sao!
Tôi nhớ khi ấy, xe lửa không còn hoạt động ở ga xe lửa Sài Gòn mà di chuyển về ga Hòa Hưng. Tuy vậy, vẫn những đoàn tàu năm sáu toa xe goòng vẫn còn hoạt động ngay trung tâm thành phố, qua lại trên đường ray cũ, không chỉ từ ga Sài Gòn mà còn chạy ra đến cảng Sài Gòn theo đường ray chạy giữa đại lộ Hàm Nghi, quẹo qua Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu sau này) rồi chạy ra Cảng Sài Gòn. Nghe người ta nói là xe lửa ra cảng nhận bo bo do Liên Xô viện trợ bổ sung, đây là thời kỳ ăn độn của dân Sài Gòn. Tôi còn nhớ mỗi ngày đi học về, vẫn thường bị kẹt xe khi đoàn xe lửa chạy cắt ngang qua các con đường trong trung tâm thành phố trên đường Cách Mạng Tháng Tám, tức Lê Văn Duyệt cũ. Ðến năm 1978, ga Sài Gòn dời tạm về ga Bình Triệu để sửa chữa lại ga Hòa Hưng nhỏ bé thành ga hành khách rộng lớn, lấy theo tên cũ là ga Sài Gòn. Như vậy, nhà ga Sài Gòn do Pháp xây dựng đầu tiên ở khu vực Chợ Cũ, sau hơn trăm năm phải đổi chỗ ba lần.
Việc thay đổi vị trí từ ga Sài Gòn về ga Hòa Hưng vào thời gian đó xem ra hợp lý vì dân số thành phố chưa gia tăng. Hơn nữa có depot Cống Bà Xếp xây dựng từ những năm 50, diện tích rộng rãi, đầy đủ cơ xưởng sửa chữa, tu bổ đường sắt. Ga Sài Gòn được khánh thành năm 1983, những con hẻm thông với đường Nguyễn Thông khi xưa biến mất, nối liền con đường nhỏ trở thành đường lớn thông ra Cống Bà Xếp. Ðầu máy xe lửa cổ xưa cũng không biết bị dời đi đâu. Bên ngoài không xa sân ga là chợ trời mua bán đồ sứ, chén kiểu nhập từ Trung Quốc làm khu vực ga Sài Gòn càng nhộn nhịp hơn.
Riêng tôi chẳng cần phải phân biệt ga Sài Gòn hay ga Hòa Hưng làm gì vì Hòa Hưng cũng là Sài Gòn mà thôi. Hơn nữa cả hai nhà ga là nơi để lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Nhưng chắc những người tuổi từ 60 trở về trước, ít nhiều trong lòng hẳn còn vương vấn nỗi niềm với những đoàn tàu trên sân ga Sài Gòn. Từ sân ga trăm tuổi nằm giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ một thời có đường xe lửa đi Mỹ Tho, các tỉnh miền Trung và Ðà Lạt, trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm vẫn để lại dấu ấn khó phôi pha trong miền ký ức.
Xin hết.
=============Liên kết Trang web :
https://saigonxua.org/Liên kết Facebook :
https://www.facebook.com/oldsaigon75
Người đăng: Sài Gòn Xưa vào 4 Tháng 3 2018
Mày Trúng Kế Của Kế! - Phạm Hồng Ân
Tôi sống ở San Diego, từ lúc qua Mỹ cho tới giờ. Ngày ngày chí thú mần ăn, ít khi nghĩ đến chuyện đi đó đi đây, "mu" qua "mu" lại. Không phải không thích, nhưng phần vì tuổi lớn, phần vì lười biếng, và cũng phần vì cơm áo, nặng gánh đôi vai. Nơi tôi cư ngụ, chẳng có gì hấp dẫn. Chỉ có mấy ông già lụm cụm, rề rà với nhau, bàn chuyện tào lao, trên cao dưới thấp. Khu chung cư rẻ tiền thuê, có lẽ cũ quá, nên ngày nào cũng có người kêu hư. Hết hư cái này tới hư cái kia. Lúc xì ống nước, lúc cháy máy sưởi, lúc nghẹt bồn cầu... Thợ thầy tấp nập ra vô, đào xuống xới lên, ồn ào hơn cái chợ.
Những lúc như vậy, tôi mới có ý định tìm một nơi nào đó, vui tươi hơn, để tạm quên đi phiền muộn cuộc đời. Thường, tôi phóng một hơi lên Santa Ana, chui vô Phước Lộc Thọ, kiếm cái quán nào thoáng thoáng, mua một ly cà phê, ngồi nhâm nhi, nhìn thiên hạ đi qua đi lại. Hơn hai mươi năm, chui rúc trong khu chung cư xập xệ đó, biết bao phiền muộn xảy đến. Tính ra, tôi ngồi ở Phước Lộc Thọ cũng biết bao, không sao nhớ xiết. Chuyện nhìn thiên hạ lởn vởn trước mắt, bên cạnh ly cà phê lê thê, là cái thú của những ai không biết chỗ nào thú hơn. Nhưng chuyện tìm kiếm một người quen, dù quen xã giao, ở chốn đông người Việt, từ các nơi đổ về, trong các ngày lễ Mỹ, hoặc ngày tết Việt, giống chuyện mò kim đáy biển. Biết bao lần đến đây, biết bao lần ngóng mắt mong gặp bạn quen, nhưng chỉ thấy một dòng người lạ hoắc, lướt qua tôi môt cách lạnh nhạt. Thời học trò xa lắc đã qua, có thể các khuôn măt trẻ ngày xưa, bây giờ khó nhận diện được. Thế còn mấy năm lính? Còn hơn 7 năm tù cộng sản? Hơn 10 năm ngao du khắp hang cùng ngõ hẹp để sinh nhai? Và hơn 20 năm ở Mỹ? Những bạn thân, bạn lính, bạn tù, bạn thơ, bạn đồng nghiệp...nay ở đâu? Sao giờ đây, chỉ thấy toàn người xa lạ?
May quá, có một hôm, khi đứng xếp hàng chờ vệ sinh, bên hông Phước Lộc Thọ, tôi bỗng gặp một dáng người quen quen, hình như đã từng liên hệ với nhau trong quá khứ xa lơ xa lắc. Tôi cẩn thận moi óc, cố nhớ lão già này. Cái dáng lờ rờ, cộng với cái trán dồ dồ, cái môi trề trề... Ơ, thằng Kế. Đúng rồi, thằng Kế, chiến tranh chính trị, ở tù cộng sản chung với mình! Để khỏi nhìn lầm, tôi chăm chú ngó lão thêm một lát. Mặc dù, hôm nay lão đã già. Nhưng, những cái đặc biệt trên con người lão, tôi không thể lẫn vào đâu được. Mừng quá, tôi lao vào lão như một mũi tên. Kế. Kế. Kế phải hông? Tôi lắc lắc ngón tay trỏ, điểm mặt lão. Ê, nhớ tau chưa? Nhớ tau chưa? Lão già ngó tôi chăm chăm, rồi một lát gục gặc cái trán dồ, môi trề ra, từ từ phát ra một giọng nói quen thuộc. Sao mà không nhớ. Mày là thằng Hồng-Công-Tử, mặt lúc nào cũng đỏ như Quan Công.
Chờ tới nước đó, tôi nhào vô ôm lão, rơm rớm nước mắt. Trời ơi! không ngờ tau gặp mày ở đây, ở đây...
Tôi lôi lão ra khỏi đám đông, kéo lão đến một sân khấu không bóng người, có hàng ghế chạy dài, vắng ngắt. Lão vẫn im lặng. Cái im lặng cố hữu của những người tù, mấy chục năm về trước. Cũng ở quá khứ đau thương đó, tôi nhớ hoàn cảnh lão, một hoàn cảnh đau lòng, đã có thời gian định mệnh rình rập, muốn cướp đi mạng sống lão. Không ngăn được dòng hoài niệm, tôi dồn dập. Vợ con ra sao? Bệnh cũ, trị hết rồi, phải không? Qua Mỹ, diện nào?
Lão trề trề môi, nặng nhọc phát ra từng tiếng. Vợ tau bình thường. Thằng con thì đang làm bác sĩ ở San Jose. Mày nói bệnh gì? Hiện tại, tau vẫn khỏe.
Tôi ngó lão chăm chăm. Trời đất! Hồi đó, trong trại tù, mày bệnh lao gần chết, tụi nó mới cho mày về. Còn thằng con bác sĩ? Con của vợ trước hay vợ sau?
Lão chợt cười hề hề, môi lại trề ra. Tau chỉ có một vợ và một con, từ thời đi lính tới giờ. Còn cái bệnh lao ở trong tù? Nói tới đó, lão chợt vỗ vai tôi, ngửa mặt, cười ha hả. Mày trúng kế của Kế rồi. Thôi, đi với tau ra tượng đài Việt-Mỹ, ở đó không gian tĩnh lặng, tau sẽ kể mày nghe sự thật.
Dù cùng là đồng đội trong quân ngũ, nhưng suốt thời gian đi lính, tôi và Kế chưa hề gặp, và quen nhau. Chúng tôi chỉ biết nhau, khi nằm trong tù. Khi cả hai cùng ngồi phơi rốn trên manh chiếu tả tơi, bắt từng con rệp cứng đầu, lủi tới lủi lui, như muốn chơi trò trốn tìm với tù.
Chúng tôi thân nhau, khi cùng bị đưa về phi trường Sóc Trăng, miệt mài đập vỡ hàng trăm căn phòng tráng men rực rỡ của không quân Mỹ để lại, theo lệnh kẻ thắng trận. Rồi thay vào đó, bằng hàng trăm cái sam lợp lá, biến phi trường Sóc Trăng thành trường huấn luyện "thời rừng rú" cho các du kích miền nam, chưa bao giờ đặt chân đến quân trường. Khổ sở đến đâu, Kế và tôi bên nhau đến đó. Chúng tôi nương tựa lẫn nhau, cố kéo dài cuộc sống chẳng ra gì. Sau trận lao động ngu ngơ đó, chúng tôi bị " tống " về Cai Lậy, hợp cùng với hàng ngàn tù binh khác, nheo nhóc, co cụm, hứng một trận lũ tàn khốc từ nguồn Mê Kông đổ về. Lũ tràn xuống như thác. Lũ tơi bời tấn công chỗ trú ngụ của tù binh. Cuốn phăng kèo, cột, vách phên. Vỗ tan hoang khu nhà bếp, khiến mỗi tù binh chỉ được phát một cục bột bằng nửa nắm tay, và tự do tùy tiện chế biến. Thế là, những cái lon guigoz máng lên. Bất cứ thứ gì cháy được đều làm mồi cho lửa, để mảnh bột xé nhỏ trong lon sôi lên, làm thức ăn tạm bợ, nhét vô bụng tù binh. Đi tới đâu, khổ tới đâu, tôi và Kế vẫn gần nhau, nằm bên nhau, như một cái nợ, hay cái duyên, do định mệnh sắp đặt.
Rồi, trận lũ cũng qua. Chúng tôi lại dầm mình dưới sình, dựng lại lều trại đã tan tành. Lúc này, Kế bỗng dưng phát ho dữ dội. Hắn ho ban đêm lẫn ban ngày. Mỗi lần ho, hắn ôm ngực oằn oại, mặt mày nhăn nhó, trông thật thảm thương. Càng ngày, bệnh Kế càng nặng. Kế không còn khả năng lao động, chỉ lẩn quẩn trong sam với những viên xuyên-tâm-liên vô dụng.
Cho đến một hôm, ngày thăm nuôi, Kế được gọi ra gặp vợ. Tôi cũng nằm trong danh sách đó, gặp Mẹ từ Chương Thiện đến thăm. Mẹ tôi gầy còm, ngồi chồm hổm trên bãi đất ướt, hai tay giữ chặt bao gạo, thấp thỏm chờ con. Chiếc bàn quản giáo đặt kế bên. Tên cán bộ ục ịch trên ghế, lắc lư cái mồm đầy khói thuốc. Coi vẻ rất trầm ngâm, nhưng thật sự, hai tai gã đang lặng lẽ lắng nghe từng lời rì rào của tù binh. Sát Mẹ tôi, trên tấm nylon mỏng mảnh là vợ Kế và một người đàn ông lạ. Kế lom khom, cú rũ như con gà nuốt dây thun. Hắn cúi mặt xuống nền đất ướt, nén đau thương, cố nuốt vào tim tiếng nói bội phản của vợ nhà. Buổi thăm này là buổi cuối, mong anh thông cảm cho em. Anh vô tù, không để lại một cắc bạc. Em phải một mình lăn lóc nuôi con. Anh biết, khi gặp anh, em chỉ là sinh viên tay yếu chân mềm. Nghịch cảnh đến bất ngờ, hoàn cảnh quá cô độc, em phải làm gì đây, hỡi anh? Chỉ còn cách lấy chồng, nương tựa tấm thân. Hôm nay, em đưa chồng em đến, giới thiệu với anh, như một chứng cớ hợp pháp để chúng ta chia tay nhau. Con anh, em đã gởi về nội. Anh hãy yên lòng, vì ba mẹ anh sẽ nuôi nó đàng hoàng. Xin anh hiểu cho em, đừng buồn.
Từ đó, Kế lâm trọng bệnh. Sau mỗi cơn ho, khăn tay hắn đều vấy máu. Hắn nằm suốt ngày, không buồn ăn uống. Ban đêm, trăn trở, thở dài. Lúc nào, miệng cũng lẩm bẩm như người lên đồng. Tội nghiệp Kế, chúng tôi đề nghị đội trưởng trình lên quản giáo, xin cho Kế đi bệnh xá chữa trị. Vài ngày sau, một y sĩ xuống tận sam. Gã đặt ống nghe sau lưng Kế, bắt thở đi thở lại vài lần, rồi phê vào giấy: bệnh lao. Thương Kế, chúng tôi đồng thanh lao nhao. Bệnh truyền nhiễm. Yêu cầu cách ly bệnh nhân. Yêu cầu quản giáo cho bệnh nhân về sớm, tích cực điều trị.
Những ngày sau, sợ tù binh nổi loạn, quản giáo bằng lòng cho chúng tôi cất một cái lều nhỏ, cách trại vài chục thước, cho Kế tá túc, trong khi chờ cấp trên cứu xét. Cái lều quá hẹp, vừa đủ cho Kế trải chiếc chiếu con làm chỗ nằm, chỉ còn dư một khúc đất nhỏ, khoảng hai gang tay, nối dài từ mặt trước đến mặt sau. Thật sự, đầu tiên, chúng tôi muốn cất rộng ra, cho Kế thoải mái đôi chút. Nhưng vật liệu, từ quản giáo đưa xuống, chỉ vừa đủ bấy nhiêu đó thôi.
Những ngày xa Kế, tôi không ngủ được. Đêm đêm, cứ nghe những tràng ho oằn oại của bạn vọng về. Xen vào đó là tiếng rên, tiếng thở hụt hơi của Kế, át cả tiếng côn trùng rả rích kêu đêm, khiến lòng tôi quặn lên những nỗi niềm xót thương bạn. Ban ngày, ít khi thấy Kế ra ngoài. Họa hoằn lắm, mới thấy hắn thất thểu lòng vòng quanh lều, lơ láo tìm vài nhánh cây khô, tha về làm củi. Một thời gian sau, Kế được thả về. Và từ đó đến nay, bốn mươi năm qua, tôi mới gặp lại Kế.
*
Tượng đài Việt-Mỹ, buổi chiều, vắng tanh. Nắng óng ánh, lấp lánh ánh sáng vàng choang trên hai pho tượng chiến sĩ. Lá cờ Mỹ và cờ Việt nổi bật, phất phới tung bay trên nền trời xanh thẳm. Bỗng dưng, nước mắt tôi trào ra, rớt theo những chiếc lá lắc rắc từ những thân cây bay xuống.
Kế kéo tôi ngồi vào một cái băng, bên góc khu tượng đài. Hắn trề trề môi, vở kịch này do vợ tau dựng lên, bả vừa là soạn giả, vừa đạo diễn. Tôi lom lom nhìn Kế, vậy mày không có bệnh lao? Thế tại sao ho ra máu, thân thể càng ngày càng gầy nhom? Kế vỗ vai tôi, lắc lắc cái trán dồ một cách dễ ghét. Tau giả bệnh. Máu là bột phẩm đỏ, được vợ tau đưa vào lúc thăm nuôi. Chỉ cần lấy một chút bột, hòa với nước, là thành máu. Mày biết, ngoài đời, tau đã từng học nhịn đói để xổ ruột. Tau có thể nhịn đói đến mười ngày. Xong, ăn uống lại vài ngày, rồi tiếp tục trở lại nhịn đói. Chính vì vậy, tau gầy đi, nhưng không yếu.
Tôi lại lom lom ngó hắn. Lần này, tôi khâm phục hắn và con vợ hắn thiệt! Hắn đã lừa tôi, lừa hàng ngàn tù binh trong trại Cai Lậy. Và dĩ nhiên, lừa toàn ban lãnh đạo quản giáo trại tù. Nhưng, tôi vẫn còn câu hỏi cuối cùng, thắc mắc với Kế. Thế thằng đàn ông nào đi với vợ mày đến trại thăm nuôi? Kế lại trề trề môi, lắc luôn cái trán dồ. Ông anh ruột của vợ tau đó, thằng quỷ! Mày biết không? trước khi tau ra tù, vợ tau đã đóng sẵn chiếc ghe, trang bị đầy đủ. Và gia đình tau đã ung dung, dông thẳng ra biển, vượt biên.
Nói xong câu đó, hắn bỗng đứng dậy, nhìn về hướng hai pho tượng, rồi cất giọng, cười ha hả. Mày đã trúng kế của Kế. Tôi xoay người lại, đập mạnh vào vai hắn. Không những tau, mà toàn trại tù, toàn bọn “cai tù có cán” của cái trại tù cộng sản ấy đã trúng kế của Kế.
Phạm Hồng Ân
Subscribe to:
Posts (Atom)