Đất Sài Gòn Nam thanh Nữ tú
Ơi người viễn khách,
Đã có lần nào bạn lên đất Sài Gòn
Đối với dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, Sài Gòn luôn luôn là một địa danh được
ghi nhớ, được nhắc nhở đời đời, người Tây phương gọi Sài Gòn là “Hòn
Ngọc Viễn Đông”. Người dân quê miền Nam, cho dù là quê ở miền Đông đất
đỏ hay ở miền Tây muối mặn nước phèn, đều coi Sài Gòn là một chốn phồn
hoa đô hội, với đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”, về phương diện lịch sử, hồi
thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Sài Gòn đã từng được Lễ Hầu Tài Nguyễn
Hữu Cảnh (sử sách chép là Nguyễn Hữu Kính để tránh trùng tên với Đông
Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long)
chọn làm nơi đóng tổng hành dinh khi ông lãnh quân bảo hộ Cao Miên và
bảo vệ những người dân Việt di dân sinh sống tại miền Nam.
Sài Gòn là nơi tạm trú đầu tiên của những quan binh di thần nhà Minh,
tránh nạn Mãn Thanh , được Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần chứa chấp và cho
vào Nam sinh sống. Trước khi tỏa ra an cư lạc nghiệp ở vùng Cù Lao Phố,
Trấn Biên (Biên Hòa) hay Định Tường, Long Hồ Dinh (Vĩnh Long), các di
thần nhà Minh, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình, Hoàng
Tiến v.v… đã dừng chân nơi ven sông Sài Gòn, lập nên xóm Đề Ngạn (đề
ngạn là con đê bao bờ sông). Xóm nầy không mấy chốc mà trở thành địa
điểm buôn bán phồn thịnh tấp nập.
(Theo học giả Vương Hồng Sển, danh từ Sài Gòn có gốc tích từ hai chữ “đề
ngạn”. Theo ông, “đề ngạn” phát âm theo giọng Tàu là “thầy nguồn”. Hai
chữ “thầy nguồn” nói tới nói lui thét, thành ra “Sài Gòn”).
Trong cuộc nội chiến giữa Nguyễn Vương Phúc Ánh và nhà Nguyễn Tây
Sơn, Sài Gòn nhiều lần trở thành nơi chiến địa đẫm máu kinh hoàng. Nhà
Tây Sơn vĩnh viễn mất Sài Gòn khi Nguyễn Vương chiếm lại thành nầy lần
thứ ba, thời đàng cựu, tức là thời cai trị của nhà Nguyễn, Sài Gòn là
nơi đóng đại dinh tổng trấn, cai trị toàn thể Lục Tỉnh Nam Kỳ. Vị tổng
trấn đầu tiên là Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhân, tục gọi là quan lớn
Sen. Một vị tổng trấn khác là Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức, đã
thất lộc khi đang tại chức. Vị tổng trấn nổi tiếng nhất là Tả Quân Lê
Văn Duyệt (tức Duyệt Quận Công).
Trong cuộc nổi dậy chống triều đình, Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả
Quân Lê Văn Duyệt, giữ chức Chánh Vệ Úy), cùng với các thuộc hạ như ông
Hoành, ông Trấm, anh em họ Võ (Vĩnh Tiền, Vĩnh Tái, Vĩnh Lộc), Lê Văn
Tha, Lê Văn Bội v.v… chiếm lấy thành Sài Gòn (đã bị triều đình đổi tên
là thành Phiên An), và giữ thành nầy suốt ba năm.
Tới thời Pháp thuộc, Sài Gòn được chọn làm nơi đặt dinh thống soái,
nơi làm việc của viên thống đốc Nam Kỳ. Kể từ khi hiệp định Genève chia
đôi đất nước, Sài Gòn trở thành thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sau
ngày sụp đổ của miền Nam, Sài Gòn bị đổi tên, chỉ còn là một thành phố.
Tuy nhiên, đây là một thành phố phồn thịnh nhất về kinh tế trên toàn
quốc.
______________________
Bạn thân,
Nói tới Sài Gòn, điều đầu tiên, dân Nam Kỳ Lục Tỉnh không nói tới
dinh Thống Soái (sau nầy gọi là dinh Độc Lập), mà là nói tới chợ Sài
Gòn. Ngay như ở hải ngoại, nhiều tờ báo vẫn dùng hình ảnh của chợ Sài
Gòn như là một biểu tượng của “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Nếu gọi đúng tên, chợ nầy phải là chợ Bến Thành. Nhiều người sẽ thắc
mắc rằng bến ở đâu, thành ở đâu, chợ nằm giữa khu thương mại đông đúc,
tại sao lại mang tên như vậy?
Cái tên Bến Thành đã có từ lâu lắm rồi, từ thời đàng cựu, khi chợ còn nằm ở vị thế trước bến sau thành.
Ở Sài Gòn, trên đường Hàm Nghi, gần mé sông, có một nơi được gọi là
Chợ Cũ. Đó là nơi tọa lạc của chợ Sài Gòn thuở trước. Nên nhớ là cả con
đường Hàm Nghi ngày xưa là một con kinh và là một cái bến cho ghe thuyền
đậu lại chuyển hàng lên chợ. Thành phố Sài Gòn ngày xưa có tám cửa,
từng mang tên là Quy Thành, Phụng Thành rồi Phiên An Thành, tọa lạc gần
sông. Trước bến, sau thành, để mang tên Bến Thành là như vậy.
Sau, dưới thời Pháp thuộc, một tay thương buôn khét tiếng, gốc người
Hoa, là Hứa Bổn Hòa, tục gọi là chú Hỏa, tên Tây là Hui Bon Hoa, đã xuất
tiền ra cất một cái chợ mới để tặng cho nhà nước Bảo Hộ. Cái chợ đó,
chính là chợ Sài Gòn bây giờ, không phải tốt lành gì mà chú Hỏa xuất
tiền cất nguyên một cái chợ bề thế bực nhứt Nam Kỳ để tặng cho nhà nước.
Đây là một cách đầu tư khôn ngoan. Cất chợ, chú Hỏa còn cất bao nhiêu
dãy phố lầu chung quanh chợ. Chú vận động cho nhà nước dời chợ Bến Thành
về chợ mới. Bao nhiêu căn phố lầu chung quanh chợ do chú làm chủ điều
biến thành vàng.
Một câu hát vào thời phải dời chợ đó đã phác họa phần nào hình ảnh của chợ Bến Thành mới:
Chợ Bến Thành mới
Kẻ lui người tới
Xem tứ diện rất xinh
Thấy em tốt dáng tốt hình
Chẳng hay em có chốn duyên tình hay chưa?
Một câu hát khác cho biết rằng những con đường bao chung quanh chợ
Sài Gòn đều được cẩn bằng đá hoa cương, chớ không phải được tráng nhựa
như ngày nay:
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giã từ em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở, không còn ra vô
Sự dời đổi của chợ Bến Thành, đối với người hoài cổ, nhất là đối với
những người yêu nước, không phải mang thuần túy là sự dời của một cái
chợ, mà là sự dời đổi của lòng người giữa tân trào và cựu trào. Bởi vậy,
mới có một câu hát, mượn lời một cô gái nhắn gởi người tình:
Chợ Bến Thành dời đổi
Người sao khỏi hợp tan
Xa gần giữ nghĩa tào khang
Chớ tham nơi quờn quớt, phụ phàng bạn xưa
Lời nhắn nhủ của cô gái đã được người con trai đáp lại:
Sông Sài Gòn sông bao nhiêu nước
Chợ cũ Bến Thành kẻ trược người thanh
Mấy ai cho đặng như anh
Dù ai xao xuyến anh vẫn tín thành với thơ
Vốn đã từ lâu, Sài Gòn đã là nơi tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ ánh đèn màu:
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Em biểu anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
Các cô gái quê không phải thắc mắc khi các anh trai làng có dịp lên Sài Gòn:
Xứ nào vui cho bằng xứ Sài Gòn
Người đi như hội, anh còn nhớ em?
Bởi vì Sài Gòn nhộn nhịp lôi cuốn như vậy nên các cô gái quê không
khỏi háo hức, muốn rút chưn ra khỏi bùn lầy đồng ruộng, muối mặn nước
phèn, để lên chốn phồn hoa đô hội, sống một cuộc đời thảnh thơi. Biết
được tâm lý nầy của các cô gái quê, nhiều tay thanh niên Sài Gòn lên
tiếng dụ dỗ:
Dõi dõi theo anh
Về nơi châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất nầy vượn hú chim kêu
Nhiều chàng thanh niên còn đem cái đời sống an nhàn thảnh thơi, gạo
chợ nước máy ra để gợi lên cái lòng háo hức của các cô gái quê:
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi
Nước phông tên tiền rưởi một đôi
Sài Gòn vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó một đời sướng thân
Lời dụ dỗ nghe thiệt đã tai. Nhưng, hởi ơi, ở đời, sự giả, sự thật,
rất là khó phân cho tỏ tường. Nhiều cô gái quê mơ cuộc sống Sài Gòn,
nghe lời đường mật dụ dỗ của đám sở khanh, một đời sướng thân đâu chẳng
thấy, lại bị bán cho mấy mụ tú bà, cuộc đời nhơ bẩn lấm lem.
Các cô gái háo hức đi theo ánh đèn màu, không khỏi làm cho các chàng trai lòng than thân trách phận:
Thành thị chỗ nào
Cũng xí xô xí xào các chú
Em ăn cơm bảy phủ
Em dạo đủ khắc nơi
Bán buôn một vốn ba bốn đồng lời
Chê anh dân ruộng, chưn mốc cời quanh năm
Mặc cho những chàng trai lòng than thân trách phận, các cô gái quê
vẫn không từ bỏ giấc mộng chen chưn lên Sài Gòn. Bởi vì trai Sài Gòn
thanh lịch quá mà, miệng lưỡi của họ dẽo như kẹo kéo, ngọt như đường
Hiệp Hòa:
Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Gởi thơ thăm hết cả nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em
Miệng lưỡi như vậy bảo sao các cô không chìu không lụy:
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Anh đi ngang, phải ghé vô nhà
Nghèo em, em chịu, làm gà đãi anh
==>
Sài Gòn vốn là nơi tụ tập “tứ chiếng giang hồ”. Về hai chữ “tứ chiếng”,
có người giải nghĩa trên báo, cho hai chữ nầy có nguồn gốc từ hai chữ
“tứ trấn”. Người ta còn giải thích tứ trấn là bốn trấn bao quanh thủ đô
Hà Nội, là Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam và Hà Đông (thời Trịnh Nguyễn phân
tranh). Thật ra, đối với miền Nam, hai chữ “tứ chiếng” có nguồn gốc từ
“tứ chánh” thời đàng cựu. “tứ chánh” có nghĩa là “làm cho ngay”. Số là
thời Tả Quân Lê Văn Duyệt (Chánh Tướng Duyệt) ngồi trấn thủ Gia Định,
Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu làm phó (Phó Tướng Luông). Hai ông có cho tụ
tập dân lưu linh lưu địa, sống không có sổ bộ, đưa họ vào cuộc sống hợp
pháp. Làm như vậy, gọi là “tứ chánh”. Hai ông cho lập “Tứ Chánh Điếm”
cho những người dân bất hợp pháp nầy tạm trú để làm giấy tờ, sau đó, đưa
họ đi khẩn hoang lập làng, gọi là “tứ chánh thôn”. Họ không dám nói chữ
“chánh” vì kiêng cữ danh gọi ông “Chánh tướng”, bởi vậy, “tứ chánh” mới
thành “tứ chiếng”.
Đã gọi là nợ “giang hồ tứ chiếng” thì đôi khi đòn phép giang hồ tung ra không kịp đỡ. Nạn nhân đôi khi là những cô gái nhẹ dạ:
Sài Gòn mũi đỏ
Gia Định xúp lê
Giã hiền thê ở lại lấy chồng
Thoàn anh ra cửa như rồng lên mây
Cái thằng bạc tình lang dụ dỗ con gái nhà người ta, rồi cao bay xa
chạy mà mừng như “rồng lên mây” thì thiệt là hết biết. Câu nầy nhắc lại
hồi thời Tây đã qua, mũi ghe ở Sài Gòn bao giờ cũng sơn màu đỏ (Sài Gòn
mũi đỏ), đò máy ở Sài Gòn, Gia Định đã dùng còi điện để báo hiệu, chớ
không còn đánh chuông leng keng (Gia Định xúp lê).
Đã sống thì ai cũng vậy, càng trải qua những trắc trở lọc lừa, càng
có nhiều kinh nghiệm. Miệng lưỡi của các chàng trai vẫn ngọt ngào:
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ, thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa, mắm muối nơi nào hơn em?
Nhưng, các cô con gái đã không còn nhẹ dạ dễ tin nữa. Họ biết rõ lòng
dạ của những kẻ “bãi buôn lỗ miệng”. Họ trả lời thẳng thét.
Trầu Sài Gòn ăn chơi nhả bã
Thuốc xì gà hút đã lại phà hơi
Anh thấy em giàu muốn dựa mà chơi
Chứ đâu phải chỉ dốc chỗ nơi vợ chồng
Nhiều cô gái quê, sau khi đã hiểu rõ những sự thật ở đằng sau những
lời dụ dỗ, sau khi đã trải qua những thực tế phũ phàng, đã tỉnh ngộ,
quay về với cuộc đời đồng ruộng, tuy khổ cực nhưng không phải xô bồ chen
lấn, nhiều khi nhục nhã trăm đường:
Rạng mai hai ngã phân chia
Sài Gòn anh ở, em vìa Cà Mau
Ôi người viễn khách,
Sài Gòn khi xưa vốn là nơi yên lành. Thời đô hộ của Tây, Sài Gòn biến
thành nơi đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”. Chính sách cai trị của thực dân,
dùng sự trác tang trụy lạc để ru ngủ dân Sài Gòn, biến Sài Gòn thành
nơi chốn ăn chơi. Những tay chơi khét tiếng Nam Kỳ như cô Ba Trà, cô Tư
Nhị, cô Ba Pho, Bạch Công Tử (Phước George), Hắc Công Tử (Trần Trinh
Qui) đều đổ xô về Sài Gòn, ngập chìm trong ánh đèn màu.
Nhưng, Sài Gòn vẫn là nơi hội tụ của những người yêu nước không bị
chính sách của Tây làm cho lạc hướng. Những Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu,
Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Dương Văn
Giáo v.v… đã dùng những tinh hoa tự do dân chủ của nền văn minh tây
phương để đánh Tây. Sài Gòn đã một lần nổi dậy, khí thế bừng bừng.
Sài Gòn có mặt tốt, có mặt xấu như tất cả các thành phố lấy thương
mại bán buôn, phát triển kinh tế làm chính. Nhưng, dù gì đi nữa, hai chữ
Sài Gòn vẫn vĩnh viễn ở trong tim của mọi người.
Xin hết.
Tác giả :NGÔ PHỤNG ANH
Phim sex 2021 mới được cập chạy full hd tốc độ bàn thờ
ReplyDelete1: phimsex.com: phim sex
2: xnxx.com xnxx
3: vlxx.com vlxx
trang web xem phim sex đỉnh cao hay nhất, mới nhất full hd miễn phí, phim sex vietsub loạn luân nhật bản chọn lọc nơi anh em có thể tìm thấy những tâm hồn đồng điệu, những em gái xinh tươi mơn mởn để thỏa mãn dục vọng đang dâng tràn.
Bên trên là một số đường link để vào xem phim sex mới không bị chặn xem cực nhanh