Đất Sài Gòn Nam thanh Nữ tú
Ơi người viễn khách,
Đã có lần nào bạn lên đất Sài Gòn
Đối với dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, Sài Gòn luôn luôn là một địa danh được
ghi nhớ, được nhắc nhở đời đời, người Tây phương gọi Sài Gòn là “Hòn
Ngọc Viễn Đông”. Người dân quê miền Nam, cho dù là quê ở miền Đông đất
đỏ hay ở miền Tây muối mặn nước phèn, đều coi Sài Gòn là một chốn phồn
hoa đô hội, với đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”, về phương diện lịch sử, hồi
thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Sài Gòn đã từng được Lễ Hầu Tài Nguyễn
Hữu Cảnh (sử sách chép là Nguyễn Hữu Kính để tránh trùng tên với Đông
Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long)
chọn làm nơi đóng tổng hành dinh khi ông lãnh quân bảo hộ Cao Miên và
bảo vệ những người dân Việt di dân sinh sống tại miền Nam.
Sài Gòn là nơi tạm trú đầu tiên của những quan binh di thần nhà Minh,
tránh nạn Mãn Thanh , được Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần chứa chấp và cho
vào Nam sinh sống. Trước khi tỏa ra an cư lạc nghiệp ở vùng Cù Lao Phố,
Trấn Biên (Biên Hòa) hay Định Tường, Long Hồ Dinh (Vĩnh Long), các di
thần nhà Minh, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình, Hoàng
Tiến v.v… đã dừng chân nơi ven sông Sài Gòn, lập nên xóm Đề Ngạn (đề
ngạn là con đê bao bờ sông). Xóm nầy không mấy chốc mà trở thành địa
điểm buôn bán phồn thịnh tấp nập.
(Theo học giả Vương Hồng Sển, danh từ Sài Gòn có gốc tích từ hai chữ “đề
ngạn”. Theo ông, “đề ngạn” phát âm theo giọng Tàu là “thầy nguồn”. Hai
chữ “thầy nguồn” nói tới nói lui thét, thành ra “Sài Gòn”).
Trong cuộc nội chiến giữa Nguyễn Vương Phúc Ánh và nhà Nguyễn Tây
Sơn, Sài Gòn nhiều lần trở thành nơi chiến địa đẫm máu kinh hoàng. Nhà
Tây Sơn vĩnh viễn mất Sài Gòn khi Nguyễn Vương chiếm lại thành nầy lần
thứ ba, thời đàng cựu, tức là thời cai trị của nhà Nguyễn, Sài Gòn là
nơi đóng đại dinh tổng trấn, cai trị toàn thể Lục Tỉnh Nam Kỳ. Vị tổng
trấn đầu tiên là Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhân, tục gọi là quan lớn
Sen. Một vị tổng trấn khác là Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức, đã
thất lộc khi đang tại chức. Vị tổng trấn nổi tiếng nhất là Tả Quân Lê
Văn Duyệt (tức Duyệt Quận Công).
Trong cuộc nổi dậy chống triều đình, Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả
Quân Lê Văn Duyệt, giữ chức Chánh Vệ Úy), cùng với các thuộc hạ như ông
Hoành, ông Trấm, anh em họ Võ (Vĩnh Tiền, Vĩnh Tái, Vĩnh Lộc), Lê Văn
Tha, Lê Văn Bội v.v… chiếm lấy thành Sài Gòn (đã bị triều đình đổi tên
là thành Phiên An), và giữ thành nầy suốt ba năm.
Tới thời Pháp thuộc, Sài Gòn được chọn làm nơi đặt dinh thống soái,
nơi làm việc của viên thống đốc Nam Kỳ. Kể từ khi hiệp định Genève chia
đôi đất nước, Sài Gòn trở thành thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sau
ngày sụp đổ của miền Nam, Sài Gòn bị đổi tên, chỉ còn là một thành phố.
Tuy nhiên, đây là một thành phố phồn thịnh nhất về kinh tế trên toàn
quốc.
______________________
Bạn thân,
Nói tới Sài Gòn, điều đầu tiên, dân Nam Kỳ Lục Tỉnh không nói tới
dinh Thống Soái (sau nầy gọi là dinh Độc Lập), mà là nói tới chợ Sài
Gòn. Ngay như ở hải ngoại, nhiều tờ báo vẫn dùng hình ảnh của chợ Sài
Gòn như là một biểu tượng của “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Nếu gọi đúng tên, chợ nầy phải là chợ Bến Thành. Nhiều người sẽ thắc
mắc rằng bến ở đâu, thành ở đâu, chợ nằm giữa khu thương mại đông đúc,
tại sao lại mang tên như vậy?
Cái tên Bến Thành đã có từ lâu lắm rồi, từ thời đàng cựu, khi chợ còn nằm ở vị thế trước bến sau thành.
Ở Sài Gòn, trên đường Hàm Nghi, gần mé sông, có một nơi được gọi là
Chợ Cũ. Đó là nơi tọa lạc của chợ Sài Gòn thuở trước. Nên nhớ là cả con
đường Hàm Nghi ngày xưa là một con kinh và là một cái bến cho ghe thuyền
đậu lại chuyển hàng lên chợ. Thành phố Sài Gòn ngày xưa có tám cửa,
từng mang tên là Quy Thành, Phụng Thành rồi Phiên An Thành, tọa lạc gần
sông. Trước bến, sau thành, để mang tên Bến Thành là như vậy.
Sau, dưới thời Pháp thuộc, một tay thương buôn khét tiếng, gốc người
Hoa, là Hứa Bổn Hòa, tục gọi là chú Hỏa, tên Tây là Hui Bon Hoa, đã xuất
tiền ra cất một cái chợ mới để tặng cho nhà nước Bảo Hộ. Cái chợ đó,
chính là chợ Sài Gòn bây giờ, không phải tốt lành gì mà chú Hỏa xuất
tiền cất nguyên một cái chợ bề thế bực nhứt Nam Kỳ để tặng cho nhà nước.
Đây là một cách đầu tư khôn ngoan. Cất chợ, chú Hỏa còn cất bao nhiêu
dãy phố lầu chung quanh chợ. Chú vận động cho nhà nước dời chợ Bến Thành
về chợ mới. Bao nhiêu căn phố lầu chung quanh chợ do chú làm chủ điều
biến thành vàng.
Một câu hát vào thời phải dời chợ đó đã phác họa phần nào hình ảnh của chợ Bến Thành mới:
Chợ Bến Thành mới
Kẻ lui người tới
Xem tứ diện rất xinh
Thấy em tốt dáng tốt hình
Chẳng hay em có chốn duyên tình hay chưa?
Một câu hát khác cho biết rằng những con đường bao chung quanh chợ
Sài Gòn đều được cẩn bằng đá hoa cương, chớ không phải được tráng nhựa
như ngày nay:
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giã từ em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở, không còn ra vô
Sự dời đổi của chợ Bến Thành, đối với người hoài cổ, nhất là đối với
những người yêu nước, không phải mang thuần túy là sự dời của một cái
chợ, mà là sự dời đổi của lòng người giữa tân trào và cựu trào. Bởi vậy,
mới có một câu hát, mượn lời một cô gái nhắn gởi người tình:
Chợ Bến Thành dời đổi
Người sao khỏi hợp tan
Xa gần giữ nghĩa tào khang
Chớ tham nơi quờn quớt, phụ phàng bạn xưa
Lời nhắn nhủ của cô gái đã được người con trai đáp lại:
Sông Sài Gòn sông bao nhiêu nước
Chợ cũ Bến Thành kẻ trược người thanh
Mấy ai cho đặng như anh
Dù ai xao xuyến anh vẫn tín thành với thơ
Vốn đã từ lâu, Sài Gòn đã là nơi tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ ánh đèn màu:
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Em biểu anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
Các cô gái quê không phải thắc mắc khi các anh trai làng có dịp lên Sài Gòn:
Xứ nào vui cho bằng xứ Sài Gòn
Người đi như hội, anh còn nhớ em?
Bởi vì Sài Gòn nhộn nhịp lôi cuốn như vậy nên các cô gái quê không
khỏi háo hức, muốn rút chưn ra khỏi bùn lầy đồng ruộng, muối mặn nước
phèn, để lên chốn phồn hoa đô hội, sống một cuộc đời thảnh thơi. Biết
được tâm lý nầy của các cô gái quê, nhiều tay thanh niên Sài Gòn lên
tiếng dụ dỗ:
Dõi dõi theo anh
Về nơi châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất nầy vượn hú chim kêu
Nhiều chàng thanh niên còn đem cái đời sống an nhàn thảnh thơi, gạo
chợ nước máy ra để gợi lên cái lòng háo hức của các cô gái quê:
Gạo Ba Thắc trắng như bông bưởi
Nước phông tên tiền rưởi một đôi
Sài Gòn vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó một đời sướng thân
Lời dụ dỗ nghe thiệt đã tai. Nhưng, hởi ơi, ở đời, sự giả, sự thật,
rất là khó phân cho tỏ tường. Nhiều cô gái quê mơ cuộc sống Sài Gòn,
nghe lời đường mật dụ dỗ của đám sở khanh, một đời sướng thân đâu chẳng
thấy, lại bị bán cho mấy mụ tú bà, cuộc đời nhơ bẩn lấm lem.
Các cô gái háo hức đi theo ánh đèn màu, không khỏi làm cho các chàng trai lòng than thân trách phận:
Thành thị chỗ nào
Cũng xí xô xí xào các chú
Em ăn cơm bảy phủ
Em dạo đủ khắc nơi
Bán buôn một vốn ba bốn đồng lời
Chê anh dân ruộng, chưn mốc cời quanh năm
Mặc cho những chàng trai lòng than thân trách phận, các cô gái quê
vẫn không từ bỏ giấc mộng chen chưn lên Sài Gòn. Bởi vì trai Sài Gòn
thanh lịch quá mà, miệng lưỡi của họ dẽo như kẹo kéo, ngọt như đường
Hiệp Hòa:
Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Gởi thơ thăm hết cả nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em
Miệng lưỡi như vậy bảo sao các cô không chìu không lụy:
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Anh đi ngang, phải ghé vô nhà
Nghèo em, em chịu, làm gà đãi anh
==>
Sài Gòn vốn là nơi tụ tập “tứ chiếng giang hồ”. Về hai chữ “tứ chiếng”,
có người giải nghĩa trên báo, cho hai chữ nầy có nguồn gốc từ hai chữ
“tứ trấn”. Người ta còn giải thích tứ trấn là bốn trấn bao quanh thủ đô
Hà Nội, là Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam và Hà Đông (thời Trịnh Nguyễn phân
tranh). Thật ra, đối với miền Nam, hai chữ “tứ chiếng” có nguồn gốc từ
“tứ chánh” thời đàng cựu. “tứ chánh” có nghĩa là “làm cho ngay”. Số là
thời Tả Quân Lê Văn Duyệt (Chánh Tướng Duyệt) ngồi trấn thủ Gia Định,
Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu làm phó (Phó Tướng Luông). Hai ông có cho tụ
tập dân lưu linh lưu địa, sống không có sổ bộ, đưa họ vào cuộc sống hợp
pháp. Làm như vậy, gọi là “tứ chánh”. Hai ông cho lập “Tứ Chánh Điếm”
cho những người dân bất hợp pháp nầy tạm trú để làm giấy tờ, sau đó, đưa
họ đi khẩn hoang lập làng, gọi là “tứ chánh thôn”. Họ không dám nói chữ
“chánh” vì kiêng cữ danh gọi ông “Chánh tướng”, bởi vậy, “tứ chánh” mới
thành “tứ chiếng”.
Đã gọi là nợ “giang hồ tứ chiếng” thì đôi khi đòn phép giang hồ tung ra không kịp đỡ. Nạn nhân đôi khi là những cô gái nhẹ dạ:
Sài Gòn mũi đỏ
Gia Định xúp lê
Giã hiền thê ở lại lấy chồng
Thoàn anh ra cửa như rồng lên mây
Cái thằng bạc tình lang dụ dỗ con gái nhà người ta, rồi cao bay xa
chạy mà mừng như “rồng lên mây” thì thiệt là hết biết. Câu nầy nhắc lại
hồi thời Tây đã qua, mũi ghe ở Sài Gòn bao giờ cũng sơn màu đỏ (Sài Gòn
mũi đỏ), đò máy ở Sài Gòn, Gia Định đã dùng còi điện để báo hiệu, chớ
không còn đánh chuông leng keng (Gia Định xúp lê).
Đã sống thì ai cũng vậy, càng trải qua những trắc trở lọc lừa, càng
có nhiều kinh nghiệm. Miệng lưỡi của các chàng trai vẫn ngọt ngào:
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ, thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa, mắm muối nơi nào hơn em?
Nhưng, các cô con gái đã không còn nhẹ dạ dễ tin nữa. Họ biết rõ lòng
dạ của những kẻ “bãi buôn lỗ miệng”. Họ trả lời thẳng thét.
Trầu Sài Gòn ăn chơi nhả bã
Thuốc xì gà hút đã lại phà hơi
Anh thấy em giàu muốn dựa mà chơi
Chứ đâu phải chỉ dốc chỗ nơi vợ chồng
Nhiều cô gái quê, sau khi đã hiểu rõ những sự thật ở đằng sau những
lời dụ dỗ, sau khi đã trải qua những thực tế phũ phàng, đã tỉnh ngộ,
quay về với cuộc đời đồng ruộng, tuy khổ cực nhưng không phải xô bồ chen
lấn, nhiều khi nhục nhã trăm đường:
Rạng mai hai ngã phân chia
Sài Gòn anh ở, em vìa Cà Mau
Ôi người viễn khách,
Sài Gòn khi xưa vốn là nơi yên lành. Thời đô hộ của Tây, Sài Gòn biến
thành nơi đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”. Chính sách cai trị của thực dân,
dùng sự trác tang trụy lạc để ru ngủ dân Sài Gòn, biến Sài Gòn thành
nơi chốn ăn chơi. Những tay chơi khét tiếng Nam Kỳ như cô Ba Trà, cô Tư
Nhị, cô Ba Pho, Bạch Công Tử (Phước George), Hắc Công Tử (Trần Trinh
Qui) đều đổ xô về Sài Gòn, ngập chìm trong ánh đèn màu.
Nhưng, Sài Gòn vẫn là nơi hội tụ của những người yêu nước không bị
chính sách của Tây làm cho lạc hướng. Những Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu,
Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Dương Văn
Giáo v.v… đã dùng những tinh hoa tự do dân chủ của nền văn minh tây
phương để đánh Tây. Sài Gòn đã một lần nổi dậy, khí thế bừng bừng.
Sài Gòn có mặt tốt, có mặt xấu như tất cả các thành phố lấy thương
mại bán buôn, phát triển kinh tế làm chính. Nhưng, dù gì đi nữa, hai chữ
Sài Gòn vẫn vĩnh viễn ở trong tim của mọi người.
Xin hết.
Tác giả :NGÔ PHỤNG ANH
Quê Hương của một thời Chinh Chiến ---- Sống trên dĩ vãng là tự hoang phế, sống không dĩ vãng là tự bần cùng.
Wednesday, January 10, 2018
Gánh Hàng Rong – Nét đặc trưng của người Việt
“Có tiếng rao nghe sao lạc lỏng giữa phố chiều lao xao
Có tiếng rao nghe xơ xác xanh xao khuất sau hàng phố cao…”
Những người đã từng sống ở đất Sài Gòn, dù trong suốt cuộc đời hay chỉ là những giây phút ngắn ngủi đặt chân tới vùng đất này, tiếng rao của những người bán hàng rong là thứ âm thanh khiến họ nhớ và suy ngẫm nhiều nhất. Dù ngày nắng hay mưa, dù là đêm hay ngày, lúc nào khắp Sài Gòn cũng vang lên tiếng rao thân quen ấy, “ai ăn vịt lộn không”, “ bắp luộc, bắp nướng đê..”,khi bình minh còn chưa ló dạng, những gánh hàng rong từ các khu dân cư nghèo đã bắt đầu tỏa đi khắp thành phố, khi bầu trời lung linh những vì sao thì họ mới trở về và lại tất bật chuẩn bị hàng cho ngày mai, cuộc sống của họ cứ thế từ ngày này qua ngày khác, và thật khó để tìm được lối ra khỏi vòng luẩn quẩn đó.
Sáng tinh mơ Sài Gòn đã quen với tiếng rao “bánh mì nóng giòn…”, “báo mới đây…”,. Sau những “thức điểm tâm” đó là một ngày làm việc với: “ve chai, đồ điện hư cũ bán hông…” vào buổi trưa, “bánh bò bánh tiêu bánh cuốn”, “bánh gai, bánh giò đê” vào buổi chiều và kéo dài đến tận đêm khuya. Và khi màn đêm buông xuống, phố Sài Gòn sẽ thật buồn nếu thiếu những tiếng rao, tiếng gõ lóc cóc của những xe hủ tiếu, bắp nướng.
Những gánh hàng rong ở Sài Gòn bán đủ thứ loại đồ ăn, thức uống khác nhau và phần lớn chúng là những món ăn rất bình dân nhưng cũng rất ngon. Ở đâu đó bạn có thể bắt gặp một gánh hàng bún đỏ thơm ngon, chỉ với 5000 đồng là bạn đã được thưởng thức một tô bún thơm ngon không kém (thậm chí có lẽ còn hơn) so với một tô bún giá 15000 đồng ở những quán ăn. Hay đơn giản đó là những chén bành bèo, bánh nậm được làm rất ngon nhưng cũng rất rẻ…
Sở dĩ những gánh ràng rong bán giá rẻ như vậy không phải vì nguyên liệu hay cách chế biến của họ không đảm bảo, mà vì với họ, nguồn thu nhập chính là công sức mà họ bỏ ra cho gánh hàng đó. Như cô Tám, một người đã gắn hơn một nửa cuộc đời với gánh hàng bánh nậm, bánh bèo tâm sự: “Nguyên liệu để làm nên 1 chiếc bánh cũng đã là 900 đồng, nhưng bà chỉ bán với giá 1000đồng thôi, chủ yếu lấy công làm lời mà cháu…”,tôi đã bật khóc khi biết rằng chỉ với những gánh hàng rong ấy, họ phải tất bật để nuôi sống những người thân. Để có được những đồng tiền nhỏ nhoi ấy, họ đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi, nước mắt, phái chịu đựng biết bao gian khổ, và đôi khi là cả sự khinh bỉ của cuộc đời… Thế mà họ vẫn ngày đêm rong ruổi mưu sinh mặc cho bao khó khăn, vất vả đang chờ đón.
Giữa không gian ồn ào của đất Sài thành, những tiếng rao của người bán hàng rong dường như trở nên thật nhỏ bé và cô quạnh như chính người chủ của nó. Dù có vật đổi sao dời, dù cho xã hội có văn minh, tiến bộ bao nhiêu thì những gánh hàng rong vẫn là một hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn. Những gánh hàng rong gánh luôn cả những khát khao, ước mơ cho một ngày mai tươi sáng hơn.
Xin hết.
Nguồn Blog Saigon Xưa
Có tiếng rao nghe xơ xác xanh xao khuất sau hàng phố cao…”
Những người đã từng sống ở đất Sài Gòn, dù trong suốt cuộc đời hay chỉ là những giây phút ngắn ngủi đặt chân tới vùng đất này, tiếng rao của những người bán hàng rong là thứ âm thanh khiến họ nhớ và suy ngẫm nhiều nhất. Dù ngày nắng hay mưa, dù là đêm hay ngày, lúc nào khắp Sài Gòn cũng vang lên tiếng rao thân quen ấy, “ai ăn vịt lộn không”, “ bắp luộc, bắp nướng đê..”,khi bình minh còn chưa ló dạng, những gánh hàng rong từ các khu dân cư nghèo đã bắt đầu tỏa đi khắp thành phố, khi bầu trời lung linh những vì sao thì họ mới trở về và lại tất bật chuẩn bị hàng cho ngày mai, cuộc sống của họ cứ thế từ ngày này qua ngày khác, và thật khó để tìm được lối ra khỏi vòng luẩn quẩn đó.
Sáng tinh mơ Sài Gòn đã quen với tiếng rao “bánh mì nóng giòn…”, “báo mới đây…”,. Sau những “thức điểm tâm” đó là một ngày làm việc với: “ve chai, đồ điện hư cũ bán hông…” vào buổi trưa, “bánh bò bánh tiêu bánh cuốn”, “bánh gai, bánh giò đê” vào buổi chiều và kéo dài đến tận đêm khuya. Và khi màn đêm buông xuống, phố Sài Gòn sẽ thật buồn nếu thiếu những tiếng rao, tiếng gõ lóc cóc của những xe hủ tiếu, bắp nướng.
Những gánh hàng rong ở Sài Gòn bán đủ thứ loại đồ ăn, thức uống khác nhau và phần lớn chúng là những món ăn rất bình dân nhưng cũng rất ngon. Ở đâu đó bạn có thể bắt gặp một gánh hàng bún đỏ thơm ngon, chỉ với 5000 đồng là bạn đã được thưởng thức một tô bún thơm ngon không kém (thậm chí có lẽ còn hơn) so với một tô bún giá 15000 đồng ở những quán ăn. Hay đơn giản đó là những chén bành bèo, bánh nậm được làm rất ngon nhưng cũng rất rẻ…
Sở dĩ những gánh ràng rong bán giá rẻ như vậy không phải vì nguyên liệu hay cách chế biến của họ không đảm bảo, mà vì với họ, nguồn thu nhập chính là công sức mà họ bỏ ra cho gánh hàng đó. Như cô Tám, một người đã gắn hơn một nửa cuộc đời với gánh hàng bánh nậm, bánh bèo tâm sự: “Nguyên liệu để làm nên 1 chiếc bánh cũng đã là 900 đồng, nhưng bà chỉ bán với giá 1000đồng thôi, chủ yếu lấy công làm lời mà cháu…”,tôi đã bật khóc khi biết rằng chỉ với những gánh hàng rong ấy, họ phải tất bật để nuôi sống những người thân. Để có được những đồng tiền nhỏ nhoi ấy, họ đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi, nước mắt, phái chịu đựng biết bao gian khổ, và đôi khi là cả sự khinh bỉ của cuộc đời… Thế mà họ vẫn ngày đêm rong ruổi mưu sinh mặc cho bao khó khăn, vất vả đang chờ đón.
Giữa không gian ồn ào của đất Sài thành, những tiếng rao của người bán hàng rong dường như trở nên thật nhỏ bé và cô quạnh như chính người chủ của nó. Dù có vật đổi sao dời, dù cho xã hội có văn minh, tiến bộ bao nhiêu thì những gánh hàng rong vẫn là một hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn. Những gánh hàng rong gánh luôn cả những khát khao, ước mơ cho một ngày mai tươi sáng hơn.
Xin hết.
Nguồn Blog Saigon Xưa
Ngã tư Quốc tế
Viết tiếp những gì còn sót lại về khu vực “Ngã tư Quốc tế” ,trong bài viết có vay mượn từ nhiều nguồn.
==>
Hơn 50 năm sống tại Saigon tôi đã lần lượt ngụ ở nhiều nơi như xóm đạo nhà thờ Huyện Sĩ, xóm chiếu Khánh Hội, xóm Bùi Viện, khu thương cảng Tân Thuận, Khu Hồng Thập Tư Lê Văn Duyệt, Khu Cư Xá Lê Đại Hành, Khu Cư Xá Nông Tín Cuộc Trương Minh Giảng gần đường rầy xe lửa, duy có một nơi tôi nhớ nhiều nhất, đó là xóm Bùi Viện, lý do tại vì kỷ niệm thời niên thiếu.
Xóm này gần ngã tư quốc tế, sinh hoạt ở đây rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mùi vị, nó là Saigon Tạp Pín Lù, như tựa một cuốn sách của cụ Vương Hồng Sển mô tả .. “Saigon thập cẩm, Saigon tào lao, Saigon ba lăng nhăng” ,gồm đủ cả các món ngon mề gà, lòng heo, ruột già, dồi trường, chín hay sống sượng ngốn nghiến chàm ngoàm với rau sống, rượu cay, tôi nhớ Bi da Thanh Tâm .. sát bên có tiệm bán Lade đặc trên đường Đề Thám rạp hát Thành Xương, đình Cái Quan, rạp Đại Nam, hai trường tiểu học tôi đã theo đuổi qua nhiều lớp, đồng thời còn nhớ thêm rạp Nguyễn Văn Hảo nữa ấy chứ.
Lớn lớn lên bày đặt sống bụi bụi, tôi đã từng ăn cơm tại quán Anh Vũ, ngấp nghé nhìn cái Dancing có tên là Tháp Ngà (Tour d’ Ivoire), lan man một số phòng khám răng, buôn bán, nhà thuốc tây, hiệu sách Nam Cường, Yiễm Yiễm, Về đêm khu này đèn đuốc sáng trưng cho đến hơn nửa khuya như Ngã Sáu Saigon. Buôn bán tấp nập, vui nhộn. Hàng quà vỉa hè bày chật cả lối đi. Đủ cả: nem nướng, bánh mì thịt, bò bía, bò viên, bò khô đu đủ, chã giò, cháo lòng, cháo huyết, cháo gà, cháo vịt, cháo dứa hột vịt muối, bánh canh, hột vịt lộn, mì, hủ tiếu,… Mùi thức ăn bay cả một góc. Xe mía, xe sinh tố, xe đẩy đồ ngọt của người Tàu có táo soạn, đậu đỏ, đậu đen, bo bo, chí mè phủ (mè đen), hột sen, bạch quả, táo đỏ, phổ tai, nhãn nhục, đá bào..,
Buổi sáng cũng nhộn nhịp không kém. Cái lạ là các tiệm ăn bên đường chẳng phiền hà gì với các hàng gánh bán rong lưu động. Miễn là có kêu một ly cà phê rồi tự ý kêu món ăn sáng trong tiệm hay ngoài tiệm. Bánh cuốn, bánh xèo, xôi vò, xôi rượu nếp, xôi bắp, xôi đậu đen, khoai mì, khoai lang, bánh mì thịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, cơm tấm bì, sữa đậu nành, đậu hủ, bánh khúc…
Chợ ăn sáng này lúi húi kéo dài tới gần trưa mới thưa người.
Nhà tôi ở thụt trong đường hẻm, số 12B. Sau lưng là đường Phạm Ngũ Lão; bên hông là đường Nguyễn Thái Học. Giới nghệ sĩ cải lương, đào kép thượng thặng, quần áo lượt là, sang trọng, ký giả kịch trường và dân anh chị thường tụ năm, tụ ba, ăn uống giải khát ở mấy quán hủ tiếu quanh ngã tư quốc tế. Tôi dọn về địa chỉ này khi học lớp nhì trường nam tiểu học Trương Minh Ký, cạnh rạp Đại Nam. Đối diện bên kia đường là trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường.Chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, Khu Dân Sinh cách đó không bao xa chỉ độ mươi mười lăm phút đi bộ dọc theo đường Nguyễn Thái Học. Ở một chỗ “địa linh anh kiệt” như vậy thì làm sao quên được? Tôi ở đó cho tới hết lớp đệ tứ. Rồi ra Huế học tiếp ở trường Quốc Học (sau ba năm trở lại Saigon). Lúc nào, giờ gíấc nào chúng tôi, lũ con nít trong xóm cũng có nhiều trò chơi hay rũ nhau đi phá phách khu xóm.
Trong các trò chơi, đá banh là trò tôi ham nhất. Sân banh là khúc đường Nguyễn Thái Học bên hông trường Tôn Thọ Tường. Xe cộ chạy thì mặc kệ xe, chúng tôi cứ lừa, cứ đá ngay giữa lộ. Khi nào cảnh sát tới thì ù té chạy; hay tản lên lề làm như mình vô can; chỉ đứng ngó “mấy thằng nhỏ mất dạy làm cản trở lưu thông”.
Nếu hôm nào không tụm năm tụm ba quậy phá thì tôi mò tới mấy sạp báo góc ngã tư Đề Thám Bùi Viện hay ngã năm Bùi Viện, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học hoặc vào tiệm sách Yểm Yểm Thư Trang ở gần đó đọc sách báo cọp. Giờ đọc báo cọp thích hợp nhất là buổi trưa nắng gắt; nóng đổ lửa; nhựa đường cũng phải chảy. Còn đọc sách cọp là lúc tan trường về. Thi vô Petrus Ký rớt nên tôi học trường tư Lê Tấn Thành, nằm trong đường hẽm cạnh tiệm sách.
Khu ngã tư quốc tế vào buổi xế trưa khác hẳn buổi sáng và buổi tối. Quán hàng có vẻ thưa thớt. Sinh hoạt chậm lại, uể oải. Hàng quà vỉa hè dọn đi đâu chỉ còn lại năm ba gánh. Vì hay lẫn quẫn cạnh sạp báo, trước tiệm hủ tiếu và thấy mặt mủi tôi không có vẻ loại đá cá lăn dưa lắm nên bà bán báo nhiều khi nhờ tôi coi hộ. Bà đi đâu cả giờ, giao sạp báo và quầy bán thuốc lẻ cho tôiø. Cái thú ngồi quán nước bên ly cà phê đắng bắt đầu từ đấy.
Mười hai mười ba tuổi đầu làm gì có tiền để ngồi quán, nhưng nhờ hay lân la đọc báo cọp, nên chủ quán quen mặt không xua đuổi khi tôi kéo ghế ngồi xề bên cái bàn kê ở phía bên ngoài tiệm hủ tiếu. Hôm nào có chut tiền còm tôi bắt chước mấy người khách kêu một ly xây chừng (cà phê đen nhỏ). Chỉ là một cái cớ để có thể ngồi trầm ngâm dài lâu, nếu không thì tẻ nhạt, vô duyên. Cũng tại đây, tôi bắt gặp được một cách uống cà phê rất độc đáo của ông Năm Đen, người quen của bà bán báo, cứ vào khoảng một giờ hơn là ông Năm Đen rề rề đẩy chiếc xích lô vào bóng mát; vào quán kêu một ly tài phế (cà phê đen lớn). Một chân co lên ghế, một chân duỗi dài, ông ngồi dựa vào tường nhìn ra lộ….Pha đường, nhấm nháp cái muỗng; đổ cà phê ra dĩa; ông đưa dĩa lên miệng vừa thổi vừa uống. Ông ngồi tư lự một lúc, trả tiền rồi ra lấy chiếc xích lô, chậm rãi đạp chở bà bán báo về hướng chợ Thái Bình, tên cũ là chợ Arras.
Từ thuở ở đường Bùi Viện đến nay có nửa thế kỷ, cái đám nhỏ lau nhau bây giờ ỏ đâu ? Đường đời vạn nẻo, lại thêm lớn lên vào thời đại bác đêm đêm dội về thành phố, thế hệ bất hạnh chúng tôi đã phải rời bỏ Ngã tư Quốc tế, tứ tán khắp năm châu….
Xin hết.
Blog Saigon Xưa
==>
Hơn 50 năm sống tại Saigon tôi đã lần lượt ngụ ở nhiều nơi như xóm đạo nhà thờ Huyện Sĩ, xóm chiếu Khánh Hội, xóm Bùi Viện, khu thương cảng Tân Thuận, Khu Hồng Thập Tư Lê Văn Duyệt, Khu Cư Xá Lê Đại Hành, Khu Cư Xá Nông Tín Cuộc Trương Minh Giảng gần đường rầy xe lửa, duy có một nơi tôi nhớ nhiều nhất, đó là xóm Bùi Viện, lý do tại vì kỷ niệm thời niên thiếu.
Xóm này gần ngã tư quốc tế, sinh hoạt ở đây rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mùi vị, nó là Saigon Tạp Pín Lù, như tựa một cuốn sách của cụ Vương Hồng Sển mô tả .. “Saigon thập cẩm, Saigon tào lao, Saigon ba lăng nhăng” ,gồm đủ cả các món ngon mề gà, lòng heo, ruột già, dồi trường, chín hay sống sượng ngốn nghiến chàm ngoàm với rau sống, rượu cay, tôi nhớ Bi da Thanh Tâm .. sát bên có tiệm bán Lade đặc trên đường Đề Thám rạp hát Thành Xương, đình Cái Quan, rạp Đại Nam, hai trường tiểu học tôi đã theo đuổi qua nhiều lớp, đồng thời còn nhớ thêm rạp Nguyễn Văn Hảo nữa ấy chứ.
Lớn lớn lên bày đặt sống bụi bụi, tôi đã từng ăn cơm tại quán Anh Vũ, ngấp nghé nhìn cái Dancing có tên là Tháp Ngà (Tour d’ Ivoire), lan man một số phòng khám răng, buôn bán, nhà thuốc tây, hiệu sách Nam Cường, Yiễm Yiễm, Về đêm khu này đèn đuốc sáng trưng cho đến hơn nửa khuya như Ngã Sáu Saigon. Buôn bán tấp nập, vui nhộn. Hàng quà vỉa hè bày chật cả lối đi. Đủ cả: nem nướng, bánh mì thịt, bò bía, bò viên, bò khô đu đủ, chã giò, cháo lòng, cháo huyết, cháo gà, cháo vịt, cháo dứa hột vịt muối, bánh canh, hột vịt lộn, mì, hủ tiếu,… Mùi thức ăn bay cả một góc. Xe mía, xe sinh tố, xe đẩy đồ ngọt của người Tàu có táo soạn, đậu đỏ, đậu đen, bo bo, chí mè phủ (mè đen), hột sen, bạch quả, táo đỏ, phổ tai, nhãn nhục, đá bào..,
Buổi sáng cũng nhộn nhịp không kém. Cái lạ là các tiệm ăn bên đường chẳng phiền hà gì với các hàng gánh bán rong lưu động. Miễn là có kêu một ly cà phê rồi tự ý kêu món ăn sáng trong tiệm hay ngoài tiệm. Bánh cuốn, bánh xèo, xôi vò, xôi rượu nếp, xôi bắp, xôi đậu đen, khoai mì, khoai lang, bánh mì thịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, cơm tấm bì, sữa đậu nành, đậu hủ, bánh khúc…
Chợ ăn sáng này lúi húi kéo dài tới gần trưa mới thưa người.
Nhà tôi ở thụt trong đường hẻm, số 12B. Sau lưng là đường Phạm Ngũ Lão; bên hông là đường Nguyễn Thái Học. Giới nghệ sĩ cải lương, đào kép thượng thặng, quần áo lượt là, sang trọng, ký giả kịch trường và dân anh chị thường tụ năm, tụ ba, ăn uống giải khát ở mấy quán hủ tiếu quanh ngã tư quốc tế. Tôi dọn về địa chỉ này khi học lớp nhì trường nam tiểu học Trương Minh Ký, cạnh rạp Đại Nam. Đối diện bên kia đường là trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường.Chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, Khu Dân Sinh cách đó không bao xa chỉ độ mươi mười lăm phút đi bộ dọc theo đường Nguyễn Thái Học. Ở một chỗ “địa linh anh kiệt” như vậy thì làm sao quên được? Tôi ở đó cho tới hết lớp đệ tứ. Rồi ra Huế học tiếp ở trường Quốc Học (sau ba năm trở lại Saigon). Lúc nào, giờ gíấc nào chúng tôi, lũ con nít trong xóm cũng có nhiều trò chơi hay rũ nhau đi phá phách khu xóm.
Trong các trò chơi, đá banh là trò tôi ham nhất. Sân banh là khúc đường Nguyễn Thái Học bên hông trường Tôn Thọ Tường. Xe cộ chạy thì mặc kệ xe, chúng tôi cứ lừa, cứ đá ngay giữa lộ. Khi nào cảnh sát tới thì ù té chạy; hay tản lên lề làm như mình vô can; chỉ đứng ngó “mấy thằng nhỏ mất dạy làm cản trở lưu thông”.
Nếu hôm nào không tụm năm tụm ba quậy phá thì tôi mò tới mấy sạp báo góc ngã tư Đề Thám Bùi Viện hay ngã năm Bùi Viện, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học hoặc vào tiệm sách Yểm Yểm Thư Trang ở gần đó đọc sách báo cọp. Giờ đọc báo cọp thích hợp nhất là buổi trưa nắng gắt; nóng đổ lửa; nhựa đường cũng phải chảy. Còn đọc sách cọp là lúc tan trường về. Thi vô Petrus Ký rớt nên tôi học trường tư Lê Tấn Thành, nằm trong đường hẽm cạnh tiệm sách.
Khu ngã tư quốc tế vào buổi xế trưa khác hẳn buổi sáng và buổi tối. Quán hàng có vẻ thưa thớt. Sinh hoạt chậm lại, uể oải. Hàng quà vỉa hè dọn đi đâu chỉ còn lại năm ba gánh. Vì hay lẫn quẫn cạnh sạp báo, trước tiệm hủ tiếu và thấy mặt mủi tôi không có vẻ loại đá cá lăn dưa lắm nên bà bán báo nhiều khi nhờ tôi coi hộ. Bà đi đâu cả giờ, giao sạp báo và quầy bán thuốc lẻ cho tôiø. Cái thú ngồi quán nước bên ly cà phê đắng bắt đầu từ đấy.
Mười hai mười ba tuổi đầu làm gì có tiền để ngồi quán, nhưng nhờ hay lân la đọc báo cọp, nên chủ quán quen mặt không xua đuổi khi tôi kéo ghế ngồi xề bên cái bàn kê ở phía bên ngoài tiệm hủ tiếu. Hôm nào có chut tiền còm tôi bắt chước mấy người khách kêu một ly xây chừng (cà phê đen nhỏ). Chỉ là một cái cớ để có thể ngồi trầm ngâm dài lâu, nếu không thì tẻ nhạt, vô duyên. Cũng tại đây, tôi bắt gặp được một cách uống cà phê rất độc đáo của ông Năm Đen, người quen của bà bán báo, cứ vào khoảng một giờ hơn là ông Năm Đen rề rề đẩy chiếc xích lô vào bóng mát; vào quán kêu một ly tài phế (cà phê đen lớn). Một chân co lên ghế, một chân duỗi dài, ông ngồi dựa vào tường nhìn ra lộ….Pha đường, nhấm nháp cái muỗng; đổ cà phê ra dĩa; ông đưa dĩa lên miệng vừa thổi vừa uống. Ông ngồi tư lự một lúc, trả tiền rồi ra lấy chiếc xích lô, chậm rãi đạp chở bà bán báo về hướng chợ Thái Bình, tên cũ là chợ Arras.
Từ thuở ở đường Bùi Viện đến nay có nửa thế kỷ, cái đám nhỏ lau nhau bây giờ ỏ đâu ? Đường đời vạn nẻo, lại thêm lớn lên vào thời đại bác đêm đêm dội về thành phố, thế hệ bất hạnh chúng tôi đã phải rời bỏ Ngã tư Quốc tế, tứ tán khắp năm châu….
Xin hết.
Blog Saigon Xưa
Sunday, January 7, 2018
Về Lại Sài Gòn - Blog Sàigòn Xưa
Mai ta về lại Sài Gòn
Đường xưa phố cũ vẫn còn có em
Có hàng me nhớ tóc mềm
Phượng rơi áo trắng bên thềm đắm say
Em đừng rời bỏ mây bay
Bỏ quên guốc mộc vòng tay ân tình
Đừng quên dáng nhỏ em xinh
Quyện trong tà áo đoan trinh ngọc ngà
Đừng quên tóc vấn đuôi gà
Thuở xưa mẹ dạy em tà lụa yêu
Đừng quên sông nước hắt hiu
Bờ quên bờ nhớ chắt chiu lở bồi
Đừng quên câu hát tao nôi
Nuôi con cơm mớm, hồng môi ngọt ngào
Đừng quên nắng gió Hạ Lào
Hóa thành điệu võng, ca dao sớm chiều
Sao em mệnh số nàng Kiều
Bước chân lạc lõng ít nhiều đắng cay
Quê hương em đợi một ngày
Đón em về lại chốn này như xưa…
Tác giả : Như Thương
Có thể nói không ngoa rằng ai sống ở Sài Gòn mà chưa/không từng có thời gian sống trong những con hẻm, thì coi như vẫn chưa hiểu được đầy đủ chân dung đa diện của Sài Gòn, tính cách của con người Sài Gòn.
Mỗi con hẻm có một đời sống riêng
Sài Gòn có đến hàng ngàn hàng vạn con hẻm. Có những con hẻm rộng rãi, ngay ngắn, xe hơi xe tải đều đi lọt. Nhưng cũng có những con hẻm hẹp đến nỗi không đủ chỗ cho hai người đi bộ cùng bước. Có những con hẻm dài hun hút, có những con hẻm ngoằn ngoèo vào đến bên trong lại rẽ trái rẽ phải, đoạn phình ra đoạn teo tóp lại, như lạc vào mê cung. Có những con hẻm xuyên từ hẻm này sang hẻm khác, từ đường này qua đường khác và có những con hẻm cụt, chỉ có một đường ra duy nhất.
Những con hẻm có một đời sống riêng, khác với đời sống, nhịp sống bên ngoài đường lớn, ngoài phố thị. Nhất là trong những con hẻm nghèo, chật hẹp, hai nhà đối diện nếu mở cửa ra là có thể nhìn thấy thông thống vào nhà nhau, với đa số các gia đình là dân lao động, công nhân, công chức…
Trong những con hẻm như vậy, người ta không thể nào giữ cho cuộc sống của bản thân và gia đình mình được hoàn toàn riêng tư, nhất là người Việt lại có một cái tính không được hay cho lắm là thường quan tâm quá mức đến cuộc sống của người khác. Từ thói quen sinh hoạt, giờ giấc đi về cho đến mọi chi tiết về đời tư của hàng xóm, kể cả hôm nào nhà ai có giỗ, có tiệc ăn món gì những nhà xung quanh đều tỏ tường. Bất tiện là vậy, nhưng mặt khác, mọi người trong hẻm lại sống thân tình với nhau như trong một nhà, ai có chuyện gì từ đau ốm, cưới hỏi, ma chay…hàng xóm đều đến giúp một tay.
Trong những con hẻm, nhiều khi người ta chả cần phải đi ra đường lớn, ra chợ, có thể mua được nhiều thứ từ hàng ăn, thực phẩm, cho tới dịch vụ các loại. Không chỉ nhà mặt tiền ngoài đường phố mới có thể mở cửa làm ăn buôn bán, trong hẻm, người dân cũng tận dụng nhà mình để buôn bán, làm dịch vụ, kiếm đồng ra đồng vào. Thôi thì đủ cả, từ tiệm tạp hóa, đại lý nước ngọt, kem…, quán cà phê cóc, xe hủ tiếu, xe bánh mì, xôi, cháo…; dịch vụ thiên hình vạn trạng từ tiệm cắt tóc nam, nữ, tiệm may, dạy học tư, cho thuê sách truyện, sửa xe v.v…
Thời buổi khó khăn, người thất nghiệp thì đầy rẫy, gia đình nào cũng cố gắng buôn bán, làm ăn thêm, chỉ cần một chõ xôi, một xe bánh mì hay cái máy may ngồi may thuê là cũng đủ kiếm tiền chợ qua ngày. Có nhà thì chia nhỏ căn nhà ra cắt một phần hoặc cái gác xép cho sinh viên, công nhân thuê, người khác lại nhận giữ trẻ cho hàng xóm…Ðồng tiền cứ chạy quanh từ túi người này sang túi người khác.
Ở những con hẻm rộng rãi, sạch sẽ một chút người ta còn mở quán ăn, cho thuê nhà làm văn phòng, cũng trương tấm bảng “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A, B…” với đủ loại văn phòng, công ty, nhìn qua cũng biết thuộc loại cò con mới chịu chui vào hẻm.
Cuộc sống trong những con hẻm nhỏ, chật chội thường ít khi yên tĩnh, hoạt động của nhà này đều ảnh hưởng ít nhiều đến nhà khác. Từ tiếng chó nhà bên sủa, tiếng vợ chồng hàng xóm chửi lộn, đánh lộn, tiếng mẹ quát mắng con, tiếng giảng bài của thầy giáo lớp dạy tư tại nhà khác…Rồi nhà bên này mở băng cassette cải lương trong lúc nhà đối diện lại bật nhạc Thúy Nga Paris… Cứ thế từ sáng sớm đến đêm khuya, cả con hẻm chỉ thực sự ngủ yên được vài tiếng đồng hồ rồi sau đó, nhà nhà lại lục đục thức dậy, và tiếng rao của những người bán hàng rong lại cất lên, “Bánh mì nóng giòn đê…,” “Ai xôi khúc…không.”
Những người bán hàng rong đi bộ, hoặc đi xe đạp, cũng thiên hình vạn trạng. Từ bán bánh mì, xôi…buổi sáng sớm, trễ hơn, khoảng 9-10 giờ có đậu hũ nước dừa, sau giờ ăn trưa thì chè bà ba, chè trôi nước, xương sâm sương sáo, bắp luộc, bắp nướng phi hành mỡ, kẹo kéo…, buổi tối thì hột vịt lộn, khuya khuya vẫn còn tiếng gõ thay lời rao rất đặc trưng của xe hủ tiếu mì…Thỉnh thoảng lại có gánh ve chai, sửa khóa, sửa đồng hồ, đổi nồi cũ lấy nồi mới, hay người cắt tóc dạo…đi ngang qua. Những tiếng rao đó cũng là một phần âm thanh không thể thiếu trong đời sống của những con hẻm.
Trong những con hẻm nghèo, nhà cửa thường cũng chật chội theo. Có những căn nhà nhỏ xíu, chật đến nỗi mọi sinh hoạt cứ phải đem ra trước sân, ngoài đầu hẻm, cái bếp lò cũng đặt nhờ, nấu nhờ ngoài hẻm, thậm chí có những tối nóng quá họ vác cả ghế bố ra đầu hẻm ngủ cho thoáng. Những hôm cúp điện, nóng nực, nhà nào cũng xách ghế ra cửa ngồi, tám chuyện thời sự với nhau trong lúc lũ trẻ con lấy ngay cái hẻm làm chỗ đá banh, sân chơi. Mùa nóng đã khổ, mùa mưa càng cực hơn, có nhiều con hẻm nước ngập cao, tràn vào nhà, ăn uống sinh hoạt gì cũng vất vả.
Hẻm càng nhỏ chật, người ta càng khó sống tách biệt, và phải sống thật với hoàn cảnh của mình hơn vì không thể che giấu được mãi trước con mắt hàng xóm. Có những cô gái dù không giàu có, nhưng khi ra ngoài phố, đến những khu trung tâm vui chơi nhìn cung cách ăn mặc không ai biết được, chỉ đến khi về lại con hẻm, về nhà, trút bỏ son phấn quần áo lượt là mới trở thành một con người khác, con người thật. Sống trong hẻm, vì vậy, chẳng khác nào sống trong nhà mình. Nỗi bất hạnh hay niềm vui của một gia đình đều có thể trở thành chung của cả xóm.
Và ở đó, những tính tốt của người Sài Gòn cũng dễ dàng bộc lộ ra: sự rộng rãi hào phóng chia sẻ với người khác cho dù nhà mình cũng đang chạy ăn từng bữa, sự thẳng thắn bộc trực, thấy chuyện bất bình là không bỏ qua, sự bao dung chấp nhận những cái khác mình trong một thành phố vốn là nơi hội tụ của người dân tứ xứ đổ về…
Trước 1975, những khu vực chung quanh chợ Cầu Muối, đường Cô Giang Cô Bắc quận 1, khu Ða Kao nằm ven kênh Nhiêu Lộc quận 1, khu Khánh Hội quận 4, khu cầu Bông, quận Bình Thạnh, xung quanh chợ Trương Minh Giảng quận 3, khu vực ngã Ba Ông Tạ quận Tân Bình, xung quanh cầu chữ Y quận 8, cầu Chà Và-Chợ Lớn, cho tới một số khu vực của người Hoa ở quận 5, Chợ Lớn…dày đặc những con hẻm như vậy. Thành phần dân cư thì rất đa dạng, từ dân không có nghề nghiệp ổn định kiếm sống bằng buôn gánh bán dạo, chạy xe ôm cho tới ông thầy giáo tiểu học, anh sinh viên trọ học, anh ký giả tầm tầm, ông nghệ sĩ hài về già, một vài cô gái bán phấn buôn hương chỉ ra đường khi mặt trời đã lặn từ lâu …
Cũng có những con hẻm với thành phần dân cư hơi phức tạp, dân giang hồ đâm thuê chém mướn, xì ke ma túy…người lạ mặt thường rất ngại và ít khi dám đi vào một mình. Ở khu Chợ Lớn có những con hẻm toàn người Hoa, đi vào chỉ nghe tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ…trước cửa nhà nào cũng có treo bùa chú, nhìn vào nhà nào cũng thấy đỏ rực bàn thờ Quan Công, Phúc Lộc Thọ, ông Ðịa…
Hơn 40 năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, Sài Gòn đã thay đổi nhiều. Có một số khu vực với nhiều con hẻm gần như bị xóa sổ do quy hoạch lại, nhưng đa số những con hẻm vẫn còn đó, và đời sống trong hẻm cũng không khác bao nhiêu, thậm chí còn cơ cực hơn vì vật giá tăng từng ngày, thuế má đủ loại phải đóng mà thu nhập thì khó kiếm hơn xưa.
Và nếu như trước kia, đề tài của những “tòa soạn báo…miệng” trong hẻm thường là về chiến tranh, đảo chính, Việt Cộng mới pháo kích ở đâu đó, chồng ai mới chết trận hoặc con trai ai mới nhập ngũ, ước mơ một ngày hòa bình, cho tới ông tướng nào có bồ nhí, nghệ sĩ sân khấu nào mới bỏ vợ…Thì bây giờ là giá xăng dầu, điện, gas… tăng, thực phẩm bẩn, hàng dỏm hàng độc hại tràn lan trên thị trường, những vụ án tham nhũng, lãng phí thất thoát tiền tỷ, đạo đức xã hội ngày càng suy đồi, thêm vào đó là những diễn biến trên Biển Ðông… Chỉ mong rằng một ngày nào đó chủ đề của người dân sẽ không phải lại là…chiến tranh nổ ra trên quê hương!
Những con hẻm cũng như món ăn đường phố, đời sống vỉa hè…chỉ tồn tại ở những thành phố của những quốc gia chưa phát triển, Sài Gòn hay Hà Nội cũng vậy thôi. Rồi một ngày nào đó, khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia giàu có phát triển, có lẽ những con hẻm sẽ biến mất, nạn buôn bán vỉa hè sẽ biến mất, nhưng ngày đó thì chắc vẫn còn xa lắm!
Xin hết.
Nguồn Blog Saigonxua
Đường xưa phố cũ vẫn còn có em
Có hàng me nhớ tóc mềm
Phượng rơi áo trắng bên thềm đắm say
Em đừng rời bỏ mây bay
Bỏ quên guốc mộc vòng tay ân tình
Đừng quên dáng nhỏ em xinh
Quyện trong tà áo đoan trinh ngọc ngà
Đừng quên tóc vấn đuôi gà
Thuở xưa mẹ dạy em tà lụa yêu
Đừng quên sông nước hắt hiu
Bờ quên bờ nhớ chắt chiu lở bồi
Đừng quên câu hát tao nôi
Nuôi con cơm mớm, hồng môi ngọt ngào
Đừng quên nắng gió Hạ Lào
Hóa thành điệu võng, ca dao sớm chiều
Sao em mệnh số nàng Kiều
Bước chân lạc lõng ít nhiều đắng cay
Quê hương em đợi một ngày
Đón em về lại chốn này như xưa…
Tác giả : Như Thương
Có thể nói không ngoa rằng ai sống ở Sài Gòn mà chưa/không từng có thời gian sống trong những con hẻm, thì coi như vẫn chưa hiểu được đầy đủ chân dung đa diện của Sài Gòn, tính cách của con người Sài Gòn.
Mỗi con hẻm có một đời sống riêng
Sài Gòn có đến hàng ngàn hàng vạn con hẻm. Có những con hẻm rộng rãi, ngay ngắn, xe hơi xe tải đều đi lọt. Nhưng cũng có những con hẻm hẹp đến nỗi không đủ chỗ cho hai người đi bộ cùng bước. Có những con hẻm dài hun hút, có những con hẻm ngoằn ngoèo vào đến bên trong lại rẽ trái rẽ phải, đoạn phình ra đoạn teo tóp lại, như lạc vào mê cung. Có những con hẻm xuyên từ hẻm này sang hẻm khác, từ đường này qua đường khác và có những con hẻm cụt, chỉ có một đường ra duy nhất.
Những con hẻm có một đời sống riêng, khác với đời sống, nhịp sống bên ngoài đường lớn, ngoài phố thị. Nhất là trong những con hẻm nghèo, chật hẹp, hai nhà đối diện nếu mở cửa ra là có thể nhìn thấy thông thống vào nhà nhau, với đa số các gia đình là dân lao động, công nhân, công chức…
Trong những con hẻm như vậy, người ta không thể nào giữ cho cuộc sống của bản thân và gia đình mình được hoàn toàn riêng tư, nhất là người Việt lại có một cái tính không được hay cho lắm là thường quan tâm quá mức đến cuộc sống của người khác. Từ thói quen sinh hoạt, giờ giấc đi về cho đến mọi chi tiết về đời tư của hàng xóm, kể cả hôm nào nhà ai có giỗ, có tiệc ăn món gì những nhà xung quanh đều tỏ tường. Bất tiện là vậy, nhưng mặt khác, mọi người trong hẻm lại sống thân tình với nhau như trong một nhà, ai có chuyện gì từ đau ốm, cưới hỏi, ma chay…hàng xóm đều đến giúp một tay.
Trong những con hẻm, nhiều khi người ta chả cần phải đi ra đường lớn, ra chợ, có thể mua được nhiều thứ từ hàng ăn, thực phẩm, cho tới dịch vụ các loại. Không chỉ nhà mặt tiền ngoài đường phố mới có thể mở cửa làm ăn buôn bán, trong hẻm, người dân cũng tận dụng nhà mình để buôn bán, làm dịch vụ, kiếm đồng ra đồng vào. Thôi thì đủ cả, từ tiệm tạp hóa, đại lý nước ngọt, kem…, quán cà phê cóc, xe hủ tiếu, xe bánh mì, xôi, cháo…; dịch vụ thiên hình vạn trạng từ tiệm cắt tóc nam, nữ, tiệm may, dạy học tư, cho thuê sách truyện, sửa xe v.v…
Thời buổi khó khăn, người thất nghiệp thì đầy rẫy, gia đình nào cũng cố gắng buôn bán, làm ăn thêm, chỉ cần một chõ xôi, một xe bánh mì hay cái máy may ngồi may thuê là cũng đủ kiếm tiền chợ qua ngày. Có nhà thì chia nhỏ căn nhà ra cắt một phần hoặc cái gác xép cho sinh viên, công nhân thuê, người khác lại nhận giữ trẻ cho hàng xóm…Ðồng tiền cứ chạy quanh từ túi người này sang túi người khác.
Ở những con hẻm rộng rãi, sạch sẽ một chút người ta còn mở quán ăn, cho thuê nhà làm văn phòng, cũng trương tấm bảng “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A, B…” với đủ loại văn phòng, công ty, nhìn qua cũng biết thuộc loại cò con mới chịu chui vào hẻm.
Cuộc sống trong những con hẻm nhỏ, chật chội thường ít khi yên tĩnh, hoạt động của nhà này đều ảnh hưởng ít nhiều đến nhà khác. Từ tiếng chó nhà bên sủa, tiếng vợ chồng hàng xóm chửi lộn, đánh lộn, tiếng mẹ quát mắng con, tiếng giảng bài của thầy giáo lớp dạy tư tại nhà khác…Rồi nhà bên này mở băng cassette cải lương trong lúc nhà đối diện lại bật nhạc Thúy Nga Paris… Cứ thế từ sáng sớm đến đêm khuya, cả con hẻm chỉ thực sự ngủ yên được vài tiếng đồng hồ rồi sau đó, nhà nhà lại lục đục thức dậy, và tiếng rao của những người bán hàng rong lại cất lên, “Bánh mì nóng giòn đê…,” “Ai xôi khúc…không.”
Những người bán hàng rong đi bộ, hoặc đi xe đạp, cũng thiên hình vạn trạng. Từ bán bánh mì, xôi…buổi sáng sớm, trễ hơn, khoảng 9-10 giờ có đậu hũ nước dừa, sau giờ ăn trưa thì chè bà ba, chè trôi nước, xương sâm sương sáo, bắp luộc, bắp nướng phi hành mỡ, kẹo kéo…, buổi tối thì hột vịt lộn, khuya khuya vẫn còn tiếng gõ thay lời rao rất đặc trưng của xe hủ tiếu mì…Thỉnh thoảng lại có gánh ve chai, sửa khóa, sửa đồng hồ, đổi nồi cũ lấy nồi mới, hay người cắt tóc dạo…đi ngang qua. Những tiếng rao đó cũng là một phần âm thanh không thể thiếu trong đời sống của những con hẻm.
Trong những con hẻm nghèo, nhà cửa thường cũng chật chội theo. Có những căn nhà nhỏ xíu, chật đến nỗi mọi sinh hoạt cứ phải đem ra trước sân, ngoài đầu hẻm, cái bếp lò cũng đặt nhờ, nấu nhờ ngoài hẻm, thậm chí có những tối nóng quá họ vác cả ghế bố ra đầu hẻm ngủ cho thoáng. Những hôm cúp điện, nóng nực, nhà nào cũng xách ghế ra cửa ngồi, tám chuyện thời sự với nhau trong lúc lũ trẻ con lấy ngay cái hẻm làm chỗ đá banh, sân chơi. Mùa nóng đã khổ, mùa mưa càng cực hơn, có nhiều con hẻm nước ngập cao, tràn vào nhà, ăn uống sinh hoạt gì cũng vất vả.
Hẻm càng nhỏ chật, người ta càng khó sống tách biệt, và phải sống thật với hoàn cảnh của mình hơn vì không thể che giấu được mãi trước con mắt hàng xóm. Có những cô gái dù không giàu có, nhưng khi ra ngoài phố, đến những khu trung tâm vui chơi nhìn cung cách ăn mặc không ai biết được, chỉ đến khi về lại con hẻm, về nhà, trút bỏ son phấn quần áo lượt là mới trở thành một con người khác, con người thật. Sống trong hẻm, vì vậy, chẳng khác nào sống trong nhà mình. Nỗi bất hạnh hay niềm vui của một gia đình đều có thể trở thành chung của cả xóm.
Và ở đó, những tính tốt của người Sài Gòn cũng dễ dàng bộc lộ ra: sự rộng rãi hào phóng chia sẻ với người khác cho dù nhà mình cũng đang chạy ăn từng bữa, sự thẳng thắn bộc trực, thấy chuyện bất bình là không bỏ qua, sự bao dung chấp nhận những cái khác mình trong một thành phố vốn là nơi hội tụ của người dân tứ xứ đổ về…
Trước 1975, những khu vực chung quanh chợ Cầu Muối, đường Cô Giang Cô Bắc quận 1, khu Ða Kao nằm ven kênh Nhiêu Lộc quận 1, khu Khánh Hội quận 4, khu cầu Bông, quận Bình Thạnh, xung quanh chợ Trương Minh Giảng quận 3, khu vực ngã Ba Ông Tạ quận Tân Bình, xung quanh cầu chữ Y quận 8, cầu Chà Và-Chợ Lớn, cho tới một số khu vực của người Hoa ở quận 5, Chợ Lớn…dày đặc những con hẻm như vậy. Thành phần dân cư thì rất đa dạng, từ dân không có nghề nghiệp ổn định kiếm sống bằng buôn gánh bán dạo, chạy xe ôm cho tới ông thầy giáo tiểu học, anh sinh viên trọ học, anh ký giả tầm tầm, ông nghệ sĩ hài về già, một vài cô gái bán phấn buôn hương chỉ ra đường khi mặt trời đã lặn từ lâu …
Cũng có những con hẻm với thành phần dân cư hơi phức tạp, dân giang hồ đâm thuê chém mướn, xì ke ma túy…người lạ mặt thường rất ngại và ít khi dám đi vào một mình. Ở khu Chợ Lớn có những con hẻm toàn người Hoa, đi vào chỉ nghe tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ…trước cửa nhà nào cũng có treo bùa chú, nhìn vào nhà nào cũng thấy đỏ rực bàn thờ Quan Công, Phúc Lộc Thọ, ông Ðịa…
Hơn 40 năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, Sài Gòn đã thay đổi nhiều. Có một số khu vực với nhiều con hẻm gần như bị xóa sổ do quy hoạch lại, nhưng đa số những con hẻm vẫn còn đó, và đời sống trong hẻm cũng không khác bao nhiêu, thậm chí còn cơ cực hơn vì vật giá tăng từng ngày, thuế má đủ loại phải đóng mà thu nhập thì khó kiếm hơn xưa.
Và nếu như trước kia, đề tài của những “tòa soạn báo…miệng” trong hẻm thường là về chiến tranh, đảo chính, Việt Cộng mới pháo kích ở đâu đó, chồng ai mới chết trận hoặc con trai ai mới nhập ngũ, ước mơ một ngày hòa bình, cho tới ông tướng nào có bồ nhí, nghệ sĩ sân khấu nào mới bỏ vợ…Thì bây giờ là giá xăng dầu, điện, gas… tăng, thực phẩm bẩn, hàng dỏm hàng độc hại tràn lan trên thị trường, những vụ án tham nhũng, lãng phí thất thoát tiền tỷ, đạo đức xã hội ngày càng suy đồi, thêm vào đó là những diễn biến trên Biển Ðông… Chỉ mong rằng một ngày nào đó chủ đề của người dân sẽ không phải lại là…chiến tranh nổ ra trên quê hương!
Những con hẻm cũng như món ăn đường phố, đời sống vỉa hè…chỉ tồn tại ở những thành phố của những quốc gia chưa phát triển, Sài Gòn hay Hà Nội cũng vậy thôi. Rồi một ngày nào đó, khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia giàu có phát triển, có lẽ những con hẻm sẽ biến mất, nạn buôn bán vỉa hè sẽ biến mất, nhưng ngày đó thì chắc vẫn còn xa lắm!
Xin hết.
Nguồn Blog Saigonxua
Saturday, January 6, 2018
Người Ta Thường Nhớ Gì Ở Sài Gòn Nhất ? - Trang Nguyên
Là người Sài Gòn, người ta thường nhớ gì ở Sài Gòn nhất? Một khoảng
lặng trôi qua. Có lẽ sự hồi tưởng đang trở lại trong đầu những người bạn
nay tóc ngả hai màu. Có người nhớ tiếng rao trên đường phố, nhớ tiếng
ồn ào trong khu xóm lao động, nhớ cảnh nhộn nhịp Sài Gòn dịp Tết những
ngày còn thơ, nhớ những cuộc tình lang thang dưới vòm me xanh lá trên
con đường Duy Tân đầy bóng mát, nhớ nhiều thứ lắm… Nỗi nhớ ùa về như cơn
gió thoảng rồi qua. Nhưng với tôi những con đường góc phố Sài Gòn vẫn
còn đọng lại mãi mãi.
Ðầu tiên tôi nhớ góc bùng binh Quách Thị Trang, nơi lần đầu tuổi nhỏ được ba tôi dẫn đi ngao du thành phố Sài Gòn. Quách Thị Trang là ai, biết để làm gì. Cái chợ Bến Thành treo đầy biển quảng cáo hình kem đánh răng anh Bảy Chà Hynos và Perlon kín chợ chẳng có gì đẹp. Chợ cũng chẳng làm tôi nhớ, bởi đi chơi Sài Gòn nhưng ba tôi chẳng ghé vào ăn. Ði chơi khơi khơi, mỏi chân ngồi nghỉ trên băng ghế xi măng giữa công viên thưa thớt cây xanh và chung quanh trang trí vài bồn hoa sặc sỡ. Ngồi đây nhìn ngắm phố phường Sài Gòn bốn phương tám hướng. Nhìn dòng xe xuôi ngược, những dòng người tay xách nách mang hành lý băng qua cầu thang sắt ngang đường đến ga xe lửa về quê, những người buôn thúng bán bưng ngồi chật phía ngoài cửa chợ cất cao tiếng rao mời khách, những đứa trẻ đành giày, bán báo dạo lăng xăng đánh bóng mấy đôi giày “botte de sault” của mấy anh lính Mỹ.
Tôi may mắn hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa đó. Và tôi cố tìm trong những đứa đánh giày xách thùng đi trong công viên trước chợ một hình dáng thân quen. Tự nhiên lúc đó tôi nhớ thằng Hên người bạn nhỏ nhà xóm bên mới học lớp ba đành bỏ học đi bụi đời. Chừng tuổi ấy ra đời có thể làm gì kiếm sống? Hoàn cảnh gia đình nó không đến nỗi tan hoang khi tự dưng ba nó bỏ nhà theo vợ bé, má nó cũng không vừa bỏ mặc đám con sống chết tự lo đi buôn chuyến xe hàng dài ngày, cả tháng mới về nhà năm ba bữa. Rồi tôi nghe hàng xóm nói thằng Hên bỏ nhà ra đi, mới tí tuổi đầu mà lá gan to bằng người lớn. Thỉnh thoảng tôi ghé ngang dò la tin tức nhưng lúc nào cửa nhà cũng đóng im lìm.
Thế là tôi mất một thằng bạn nhỏ chơi bắn bi, nó sống ở đầu đường xó chợ khiến lòng tôi ngậm ngùi, chợt nhớ đến bài hát “Nó” văng vẳng đâu đây. “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo. Ngày nó sống kiếp lang thang. Ngẩn ngơ như chim xa đàn, Nghĩ mình tủi thân muôn vàn”.
Hồi nhỏ tôi không thích bài hát này, nghe như nỗi đau quất vào da thịt một đứa nhỏ nhưng sau này hiểu ra chút ít. Thời buổi đó, trẻ con mồ côi mất cha mất mẹ vì chiến tranh bom đạn, vô gia đình vì muôn vàn lý do đều có thể đẩy đứa trẻ ra ngoài đường phố. Lòng cảm thương cho thân phận nhỏ bé lặn hụp trong cuộc đời mà ông nhạc sĩ Anh Bằng viết nên lời nhạc buồn đó chăng. Xem ra thằng có cái tên Hên mà chẳng may chút nào.
Lớn lên chút xíu, tôi biết la cà trên đường phố sau những buổi tan học cuốc bộ về nhà. Trường tôi nằm ở quận 3, nên con đường Bà Huyện Thanh Quan bán đầy bò bía, chè đậu xanh đậu đỏ, là một địa điểm hấp dẫn giới học trò chúng tôi. Nhưng với tôi, con đường Trương Ðịnh cắt ngang gần đấy rất đỗi nên thơ, nhất là đoạn giữa gần trường Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Long ngày trước) ra Công viên Tao Ðàn. Một con phố bình yên và rất lặng lẽ với những hàng dầu hàng sao rợp bóng.
Những hàng cây cao bóng mát này lại là ký ức đẹp, tôi mang hình ảnh đó vào bài tạp văn “Những hàng cây thị xã” trong một lần về thị xã Trà Vinh.
Mỗi khi có dịp đi qua tỉnh nào đó, tôi hay hỏi người bản xứ về cảnh đẹp địa phương. Hôm đến Trà Vinh, người đầu tiên tôi hỏi là chị chủ nhân khách sạn chỗ tôi trọ. Ðã gần nửa thế kỷ sống ở đất Trà Vinh, chị bảo trong thị xã không có cảnh gì đẹp ngoại trừ những ngôi chùa Tàu, chùa Việt và đặc biệt là chùa Khmer cổ kính.
Hôm sau, trên đường đến Trường Ðại học Trà Vinh, tôi hỏi một cô gái tuổi mười chín, đôi mươi. Sau vài phút do dự, cô cho tôi một câu trả lời thật bất ngờ: Những con đường rợp bóng cây xanh ở thị xã…
Ðúng vậy đó. Chiều dần buông, đứng ngoài ban công khách sạn nhìn về góc xanh thị xã thấy rõ những vạt nắng vàng vương trên tàn me làm những vòm lá trông thật mơ màng. Hình ảnh ấy đã quyến rũ tôi rời khách sạn thả bộ về hướng đó. Từ con đường Hàng Ðiệp bông trổ lấm tấm vàng, qua Hàng Sao cao vút đứng lặng thinh, bước lại Hàng Dầu um tùm lá chen lẫn màu hoa dầu hồng non ưng ửng. Dầu là loại cây rừng cho gỗ, thân có nhựa dùng để trét ghe rất tốt nên người ta cũng gọi là dầu rái, có người gọi là dầu dù. Trái dầu có hai cánh lá, nhưng nói là cánh hoa đúng hơn. Lúc còn non, chúng có màu hồng pha màu cà phê sữa, hạt lộ ở cuống hoa. Hạt non màu xanh có khía giống như hạt xí muội. Ðến cuối tháng Bảy thì trái dầu già khô lại. Trái cùng hai cánh hoa ngả sang màu nâu đất sét. Chỉ cần một chiều lộng gió, những cánh hoa già rơi khỏi cành mẹ bung ra như cơn mưa dù, xoay tít bay bay trong không trung mang theo chiếc hạt, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất. Hình ảnh đó trông thật thích mắt và luôn để lại ấn tượng cho nhiều người. Chẳng thế, hình ảnh cánh hoa dầu bay trong gió đã vào thơ vào nhạc:
Cánh hoa dầu xoay tít bay bay
Nhớ chiều nào, bên em từng giờ…
Dù chưa có được cái cảm giác hạnh phúc bên em như nhạc sĩ Giáp Văn Thạch nhưng những “cánh hoa dầu xoay tít bay bay” ấy bay mãi trong ký ức tuổi học trò của tôi. Tôi biết được điều này là nhờ có lần được ba tôi dẫn đi Chợ Cũ Sài Gòn ăn phở. Từ nhà, hai cha con đi bằng xe ngựa, rồi lội bộ dọc theo đường Hồng Thập Tự vào vườn Tao Ðàn. Vườn Tao Ðàn ngày ấy rất vắng người, chỉ toàn cây dầu cao tít và tàn lá che mát cả một vùng rộng lớn. Ba đi trước, tôi theo sau, giẫm chân lên những chiếc lá khô xào xạc giống như những nhà thám hiểm trong một cánh rừng già. Bỗng ba tôi cúi xuống nhặt những trái có hai cọng lá khô, hỏi tôi có biết trái gì không, rồi ba tôi bảo quăng chúng lên trời. Kể từ sau đó, những trái dầu dù theo tôi đến lớp cùng chúng bạn thả từ lầu ba xuống chào đón ngày khai giảng năm học mới, khi những cánh phượng hồng đã rời xa mùa hạ. Những cánh hoa dầu bay bay không mất tiền mua của lũ nam sinh chúng tôi đã làm bọn con gái học trò thích mê…
Tất nhiên nỗi nhớ nơi mảnh đất mình sinh ra và lớn lên của mỗi người đều rất nhiều và mỗi người có quyền lựa chọn những hình ảnh ký ức đẹp đẽ nhất. Cái đẹp làm tâm hồn lắng đọng cho ta khoảnh khắc bình yên giữa nhịp sống hối hả xôn xao của chốn thị thành. Có người chẳng thèm nhớ con hẻm nhỏ ngày xưa nơi sinh ra và lớn lên như anh bạn của tôi. Anh bảo ghét lắm cái xóm lao động đã nghèo mà còn hay sanh sự, đánh lộn nhau hà rầm. Người bên ngoài nghe đi vào xóm Miếu Nổi là sợ bọn lưu manh. Anh thích những con hẻm ngoài phố trung tâm bên hông đường Hàm Nghi hay các con hẻm của người Tàu Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng Khánh. Những con hẻm đó bình dị và hiền lành khác xa hẻm lao động xô bồ xô bộn.
Thế nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện xóm nhỏ Miếu Nổi ngày xưa thì anh kể ngàn chuyện lẻ một không hết. Anh nhớ từ góc phố con hẻm xưa với một tâm hồn trẻ trung và rộng lượng. Dường như anh yêu mảnh đất mình “ghét bỏ” hơn bao giờ. Bởi vì khi cái gì mất đi hay xa rồi mới làm lòng ta hồi tưởng và càng yêu mến hơn. Chẳng thế mà nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
Xin hết.
Tác giả : Trang Nguyên.
Ðầu tiên tôi nhớ góc bùng binh Quách Thị Trang, nơi lần đầu tuổi nhỏ được ba tôi dẫn đi ngao du thành phố Sài Gòn. Quách Thị Trang là ai, biết để làm gì. Cái chợ Bến Thành treo đầy biển quảng cáo hình kem đánh răng anh Bảy Chà Hynos và Perlon kín chợ chẳng có gì đẹp. Chợ cũng chẳng làm tôi nhớ, bởi đi chơi Sài Gòn nhưng ba tôi chẳng ghé vào ăn. Ði chơi khơi khơi, mỏi chân ngồi nghỉ trên băng ghế xi măng giữa công viên thưa thớt cây xanh và chung quanh trang trí vài bồn hoa sặc sỡ. Ngồi đây nhìn ngắm phố phường Sài Gòn bốn phương tám hướng. Nhìn dòng xe xuôi ngược, những dòng người tay xách nách mang hành lý băng qua cầu thang sắt ngang đường đến ga xe lửa về quê, những người buôn thúng bán bưng ngồi chật phía ngoài cửa chợ cất cao tiếng rao mời khách, những đứa trẻ đành giày, bán báo dạo lăng xăng đánh bóng mấy đôi giày “botte de sault” của mấy anh lính Mỹ.
Tôi may mắn hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa đó. Và tôi cố tìm trong những đứa đánh giày xách thùng đi trong công viên trước chợ một hình dáng thân quen. Tự nhiên lúc đó tôi nhớ thằng Hên người bạn nhỏ nhà xóm bên mới học lớp ba đành bỏ học đi bụi đời. Chừng tuổi ấy ra đời có thể làm gì kiếm sống? Hoàn cảnh gia đình nó không đến nỗi tan hoang khi tự dưng ba nó bỏ nhà theo vợ bé, má nó cũng không vừa bỏ mặc đám con sống chết tự lo đi buôn chuyến xe hàng dài ngày, cả tháng mới về nhà năm ba bữa. Rồi tôi nghe hàng xóm nói thằng Hên bỏ nhà ra đi, mới tí tuổi đầu mà lá gan to bằng người lớn. Thỉnh thoảng tôi ghé ngang dò la tin tức nhưng lúc nào cửa nhà cũng đóng im lìm.
Thế là tôi mất một thằng bạn nhỏ chơi bắn bi, nó sống ở đầu đường xó chợ khiến lòng tôi ngậm ngùi, chợt nhớ đến bài hát “Nó” văng vẳng đâu đây. “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo. Ngày nó sống kiếp lang thang. Ngẩn ngơ như chim xa đàn, Nghĩ mình tủi thân muôn vàn”.
Hồi nhỏ tôi không thích bài hát này, nghe như nỗi đau quất vào da thịt một đứa nhỏ nhưng sau này hiểu ra chút ít. Thời buổi đó, trẻ con mồ côi mất cha mất mẹ vì chiến tranh bom đạn, vô gia đình vì muôn vàn lý do đều có thể đẩy đứa trẻ ra ngoài đường phố. Lòng cảm thương cho thân phận nhỏ bé lặn hụp trong cuộc đời mà ông nhạc sĩ Anh Bằng viết nên lời nhạc buồn đó chăng. Xem ra thằng có cái tên Hên mà chẳng may chút nào.
Lớn lên chút xíu, tôi biết la cà trên đường phố sau những buổi tan học cuốc bộ về nhà. Trường tôi nằm ở quận 3, nên con đường Bà Huyện Thanh Quan bán đầy bò bía, chè đậu xanh đậu đỏ, là một địa điểm hấp dẫn giới học trò chúng tôi. Nhưng với tôi, con đường Trương Ðịnh cắt ngang gần đấy rất đỗi nên thơ, nhất là đoạn giữa gần trường Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Long ngày trước) ra Công viên Tao Ðàn. Một con phố bình yên và rất lặng lẽ với những hàng dầu hàng sao rợp bóng.
Những hàng cây cao bóng mát này lại là ký ức đẹp, tôi mang hình ảnh đó vào bài tạp văn “Những hàng cây thị xã” trong một lần về thị xã Trà Vinh.
Mỗi khi có dịp đi qua tỉnh nào đó, tôi hay hỏi người bản xứ về cảnh đẹp địa phương. Hôm đến Trà Vinh, người đầu tiên tôi hỏi là chị chủ nhân khách sạn chỗ tôi trọ. Ðã gần nửa thế kỷ sống ở đất Trà Vinh, chị bảo trong thị xã không có cảnh gì đẹp ngoại trừ những ngôi chùa Tàu, chùa Việt và đặc biệt là chùa Khmer cổ kính.
Hôm sau, trên đường đến Trường Ðại học Trà Vinh, tôi hỏi một cô gái tuổi mười chín, đôi mươi. Sau vài phút do dự, cô cho tôi một câu trả lời thật bất ngờ: Những con đường rợp bóng cây xanh ở thị xã…
Ðúng vậy đó. Chiều dần buông, đứng ngoài ban công khách sạn nhìn về góc xanh thị xã thấy rõ những vạt nắng vàng vương trên tàn me làm những vòm lá trông thật mơ màng. Hình ảnh ấy đã quyến rũ tôi rời khách sạn thả bộ về hướng đó. Từ con đường Hàng Ðiệp bông trổ lấm tấm vàng, qua Hàng Sao cao vút đứng lặng thinh, bước lại Hàng Dầu um tùm lá chen lẫn màu hoa dầu hồng non ưng ửng. Dầu là loại cây rừng cho gỗ, thân có nhựa dùng để trét ghe rất tốt nên người ta cũng gọi là dầu rái, có người gọi là dầu dù. Trái dầu có hai cánh lá, nhưng nói là cánh hoa đúng hơn. Lúc còn non, chúng có màu hồng pha màu cà phê sữa, hạt lộ ở cuống hoa. Hạt non màu xanh có khía giống như hạt xí muội. Ðến cuối tháng Bảy thì trái dầu già khô lại. Trái cùng hai cánh hoa ngả sang màu nâu đất sét. Chỉ cần một chiều lộng gió, những cánh hoa già rơi khỏi cành mẹ bung ra như cơn mưa dù, xoay tít bay bay trong không trung mang theo chiếc hạt, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất. Hình ảnh đó trông thật thích mắt và luôn để lại ấn tượng cho nhiều người. Chẳng thế, hình ảnh cánh hoa dầu bay trong gió đã vào thơ vào nhạc:
Cánh hoa dầu xoay tít bay bay
Nhớ chiều nào, bên em từng giờ…
Dù chưa có được cái cảm giác hạnh phúc bên em như nhạc sĩ Giáp Văn Thạch nhưng những “cánh hoa dầu xoay tít bay bay” ấy bay mãi trong ký ức tuổi học trò của tôi. Tôi biết được điều này là nhờ có lần được ba tôi dẫn đi Chợ Cũ Sài Gòn ăn phở. Từ nhà, hai cha con đi bằng xe ngựa, rồi lội bộ dọc theo đường Hồng Thập Tự vào vườn Tao Ðàn. Vườn Tao Ðàn ngày ấy rất vắng người, chỉ toàn cây dầu cao tít và tàn lá che mát cả một vùng rộng lớn. Ba đi trước, tôi theo sau, giẫm chân lên những chiếc lá khô xào xạc giống như những nhà thám hiểm trong một cánh rừng già. Bỗng ba tôi cúi xuống nhặt những trái có hai cọng lá khô, hỏi tôi có biết trái gì không, rồi ba tôi bảo quăng chúng lên trời. Kể từ sau đó, những trái dầu dù theo tôi đến lớp cùng chúng bạn thả từ lầu ba xuống chào đón ngày khai giảng năm học mới, khi những cánh phượng hồng đã rời xa mùa hạ. Những cánh hoa dầu bay bay không mất tiền mua của lũ nam sinh chúng tôi đã làm bọn con gái học trò thích mê…
Tất nhiên nỗi nhớ nơi mảnh đất mình sinh ra và lớn lên của mỗi người đều rất nhiều và mỗi người có quyền lựa chọn những hình ảnh ký ức đẹp đẽ nhất. Cái đẹp làm tâm hồn lắng đọng cho ta khoảnh khắc bình yên giữa nhịp sống hối hả xôn xao của chốn thị thành. Có người chẳng thèm nhớ con hẻm nhỏ ngày xưa nơi sinh ra và lớn lên như anh bạn của tôi. Anh bảo ghét lắm cái xóm lao động đã nghèo mà còn hay sanh sự, đánh lộn nhau hà rầm. Người bên ngoài nghe đi vào xóm Miếu Nổi là sợ bọn lưu manh. Anh thích những con hẻm ngoài phố trung tâm bên hông đường Hàm Nghi hay các con hẻm của người Tàu Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng Khánh. Những con hẻm đó bình dị và hiền lành khác xa hẻm lao động xô bồ xô bộn.
Thế nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện xóm nhỏ Miếu Nổi ngày xưa thì anh kể ngàn chuyện lẻ một không hết. Anh nhớ từ góc phố con hẻm xưa với một tâm hồn trẻ trung và rộng lượng. Dường như anh yêu mảnh đất mình “ghét bỏ” hơn bao giờ. Bởi vì khi cái gì mất đi hay xa rồi mới làm lòng ta hồi tưởng và càng yêu mến hơn. Chẳng thế mà nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
Xin hết.
Tác giả : Trang Nguyên.
Subscribe to:
Posts (Atom)